Mã tài liệu: 87416
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 996 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế là những vấn đề tương đối mới và đang thu hút được khá nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của các nhà hoạch định chính sách. Mối quan hệ này càng được đặc biệt chú ý hơn trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế tăng nhanh và có những thay đổi lớn trong nửa cuối thập kỉ XX và đầu thập kỉ XXI. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực đã kéo theo những thay đổi về quan niệm và chiến lược trong gìn giữ và đảm bảo an ninh của quốc gia và khu vực. Nghiên cứu các vấn đề về chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế trong điều kiện mới, trong đó có an ninh kinh tế vì thế là rất cần thiết và hữu ích cho việc đưa ra các chính sách phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh quốc tế và môi trường an ninh mới, đặc biệt là thời kì hậu chiến tranh lạnh, cách tiếp cận an ninh truyền thống thiên về sức mạnh quân sự và chủ quyền quốc gia đã không đủ cơ sở khoa học để phản ánh hết hàm ý an ninh từ những thay đổi kinh tế - xã hội nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hoá tạo ra, cũng như không đủ khung khổ phân tích các thách thức mới nổi lên đối với những tác nhân ở cấp độ thấp hơn nhà nước - dân tộc như các nhóm cộng đồng sắc tộc – tôn giáo hay người dân thường nói chung. Cách tiếp cận an ninh truyền thống không đủ khung khổ giải pháp để đối phó với các hình thái đe doạ mới, xuất hiện từ trong lòng mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng song lại có quy mô, mạng lưới toàn cầu như là “hiệu ứng”của sự lan truyền xuyên quốc gia như: khủng hoảng kinh tế, tội phạm xuyên quốc gia và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu…
Khu vực Đông Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là tập hợp của sự đa dạng (nhiều khác biệt) về bản sắc văn hoá, hệ thống chính trị và cấp độ phát triển. Do đó cách tiếp cận về vấn đề an ninh phi truyền thống của các quốc gia trong khu vực này cũng hết sức đa dạng. Tiếp cận an ninh phi truyền thống của Inđônêxia và Thái Lan thường đặt trong môi trường bất bình đẳng và đói nghèo cao ở hai nước này, trong khi tính dễ tổn thương về địa – chính trị hay địa - chiến lược lại luôn được đề cập trong tiếp cận an ninh kinh tế của Singgapo hay Đài Loan. Còn đối với Trung Quốc hay Việt Nam, an ninh phi truyền thống gắn chặt với sự sinh tồn của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do vậy, có thể thấy rằng mục đích cuối cùng của đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với từng quốc gia trong khu vực là khác nhau. Cũng tương tự như vậy, mức độ ưu tiên và đối sách của mỗi quốc gia sẽ khác nhau đối với từng vấn đề an ninh phi truyền thống.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Chênh lệch phát triển
Chương II: Ảnh hưởng của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế trong ASEAN
Chương III: Các phương thức và một số đinh hướng thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh trong kinh tế ASEAN
Chương IV: Một số định hướng và kiến nghị về chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách và đảm bảo an ninh kinh tế trong khu vực ASEAN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 2511
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16