Mã tài liệu: 211984
Số trang: 43
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 481 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
LỜI MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, bước vào giai đoạn mới, nên kinh tế thị trường đang từng bước hình thành nó có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi thang bậc, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội .
Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế có sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta co điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài, qua đó người việt nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá giáo dục Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quên các giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống phương tây ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra ở thế hệ trẻ.
Đứng trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn bảo vệ văn hoá truyền thống đặc biệt là giữ gìn đạo đức trong gia đình.
Hiện nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong gia đình thì vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, quyết định đến sự hình thành và hoàn thiện đạo đức nhân cách của con người.
Giáo dục đạo đức gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục xã hội. Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ cho con cái trong gia đình có được quan tâm hay đã giảm xút. Vì lý do này tôi đã chọn đề tài “nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo dức cho con cái nhằm mục đích chỉ ra thực trạng các bậc cha mẹ đã hiểu biết và có những phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái như thế nào qua đó đưa ra các kiến nghị để giúp các bậc cha mẹ có được sự nhận thức đúng đắn nhất về giáo dục đạo đức cho con cái.
3. Khách thể nghiên cứu
Các bậc cha mẹ trong xã Thạch Bình là (200 người).
4. Phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu xã Thạch Bình - Huyện Thạch Thành- Thanh Hoá.
* Thời gian nghiên cứu: Tháng 03 năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp phân tích tài liệu: trong quá trình viết báo cáo tôi có sử dụng một số bài viết về vấn đề giáo dục đạo đức trên các sách báo tạp chí phục vụ cho nghiên cứucủa mình.
2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi gồm 15 câu hỏi đã có phương án trả lời sẵn.
3. Phương pháp quan sát: tôi tiến hành quan sát và ghi chép những thông tin cần thiết qua thái độ và cách thức người được phỏng vấn trả lời.
4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình – nơi tôi nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được những thông tin chi tiết chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu có kết quả tốt nhất.
5. Phương pháp sử lí số liệu.
Số liệu thu được qua điều tra được sử lí bằng cách tính ra %.
Số phiếu lựa chọn X 100.
Tổng số phiếu
6. Giả thiết nghiên cứu
1. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì nhận thức của các bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình - Thạch Thành về giáo dục đạo đức cho con cái đã được nâng cao hơn.
2. Sự biểu hiện của nhận thức về giáo dục đạo đức cho con cái là tương đối phong phú.
3. Sự nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế giaó dục, vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự tự nhận thức của các bậc cha mẹ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1346
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16