Mã tài liệu: 144884
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Kể từ năm 1858 khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược đất nước ta, nhân dân cả nước đã bắt đầu đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp. Sự thối nát và bạc nhược của triều đình phong kiến lúc đó đã thể hiện rõ. Triều đình phong kiến đã không thể làm gì hơn ngoài việc khoanh tay đứng nhìn Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc.
Những phong trào yêu nước lần lượt nổ ra với tính chất và quy mô khác nhau. Từ Cần Vương của các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiều Cần vương của vua Hàm Nghi nhằm mục đích duy trì chế độ phong kiến; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu với mong muốn học hỏi những kinh nghiệm của đất nước Mặt trời mọc để áp dụng cho Việt Nam; phong trào yêu nước của Phan Chu Trinh, khởi nghĩa Yên Bái… và hàng loạt cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Tất cả đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Không phải vì nhân dân ta chưa đủ lòng yêu nước, chưa đủ lòng căm thù giặc hay chưa thực sự đoàn kết để cùng nhau chống lại thực dân Pháp mà vì chúng ta chưa chọn được con đường cách mạng phù hợp, chưa có lí luận soi đường và một tổ chức lãnh đạo để đưa phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển đúng hướng. Thực tế chỉ rõ chúng ta không thể dùng dùng đường lối đấu tranh của nhà nước phong kiến, cũng không thể dùng chính chủ nghĩa tư bản để lật đổ tư bản mà phải tìm cho mình một con đường khác, một phương thức khác và một lý luận cách mạng để đứng dậy dấu tranh.
Hơn lúc nào hết, nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam cần một con đường mới, một phương hướng mới để đấu tranh, trước hết là tự giả phóng cả dân tộc, sau là giải phóng cho tất cả các giai cấp bị bần cùng hóa, bóc lôt và chịu sự kìm kẹp của chế độ thực dân phong kiến/
Từ năm 1931 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức tiên phong đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam, cho toàn thể dân tộc Việt Nam; được trang bị lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mac- Lê nin đã giúp nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với chủ trương đúng đắn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là sự sáng tạo và định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; nó đã giúp cho Đảng, nhà nước nhân dân ta luôn kiên định với lập trường đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, con đường tiến bộ nhất và cũng là duy nhất để dân tộc ta tự giải phóng chính mình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1975
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 950
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 154
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 813
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 18