Tìm tài liệu

Khai niem Duc trong tu tuong cua Khong Tu qua Luan ngu

Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ

Upload bởi: cafefstock

Mã tài liệu: 238553

Số trang: 3

Định dạng: docx

Dung lượng file: 17 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử. Khổng Tử coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức" của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức với tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức của con người chính là cơ sở của đường lối đức trị Khổng Tử.

1. Đặt vấn đề

Nếu như triết học phương Tây thiên về hướng ngoại, với xu hướng tập trung nghiên cứu thế giới vật chất để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, thì triết học phương Đông nói chung và Nho học nói riêng thiên về hướng nội, nghiên cứu con người và thế giới nội tâm của con người và từ đó đi đến các vấn đề xã hội. Bởi vậy, không có gì là lạ khi ta thấy Nho học xem con người là hạt nhân, là đối tượng để nghiên cứu chủ yếu. Đường lối "đức trị" của Khổng Tử đã thống trị trong xã hội phong kiến Á Đông hàng nghìn năm lịch sử và tạo nên một truyền thống lớn của văn hoá Á Đông. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong đó có tư tưởng đức trị của Nho giáo có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy nội lực của con người Việt Nam để tiến cùng thời đại. Đến hiện đại từ truyền thống không thể không nghiên cứu và làm rõ những giá trị đích thực của truyền thống từ góc nhìn hiện đại. Để hiểu rõ tư tưởng đức trị của Nho giáo không thể không bắt đầu từ những khái niệm cơ bản của nó. Một trong những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho đường lối "đức trị" của Nho giáo là phạm trù Đức trong tư tưởng Khổng Tử. Nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng sâu sắc về Đức của Khổng Tử chính là cơ sở để chúng ta nhận rõ đường lối "đức trị" của Nho giáo.

2. Quan niệm về "đức" của Khổng Tử

Đọc Luận Ngữ chúng ta thấy hầu như mọi tư tưởng, mọi luận bàn của thầy trò Khổng Tử đều xoay quanh đường lối "Đức trị", vậy trước hết ta hãy xem Khổng Tử đã quan niệm về "Đức" như thế nào"?

Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói đến đạo đức. Đúng như thiên "Học Nhi" - sách Luận ngữ đã viết: "Làm người có nết hiếu, đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân ." .

Trước thời Khổng Tử đã xuất hiện khái niệm quân tử. "Nhưng thời đó nó trỏ cái địa vị trong xã hội, chứ không trỏ cái phẩm tính con người. Người có phận cao (tối đại đa số ở trong giai cấp quý tộc) cai trị dân, có đức hay không đều gọi là quân tử" . Đến thời mình, Khổng Tử đã đề ra những tiêu chuẩn về tài đức, về tư cách phẩm chất để thành người quân tử đáng được nắm quyền trị dân, nhờ đó tiếng quân tử không còn thuần tuý chỉ người cầm quyền như trước nữa, mà chủ yếu là có nghĩa chỉ người có đức dù họ cầm quyền hay không.

Như trên ta thấy, với Khổng Tử, hiếu, đễ là gốc của đạo đức. Làm người trước hết phải có hiếu nghĩa, phải đền ơn sinh thành. Chính vì vậy ông từng mắng Tể Dư là bất nhân, bất hiếu không nhớ công cha mẹ bồng bế ba năm, mà muốn rút thời gian để tang từ ba năm xuống một năm: "Dư là đứa bất nhân? Đứa trẻ sinh ra, sau ba năm cha mẹ mới thôi bồng bế. Dư nó có được cha mẹ bồng bế trong ba năm hay không?" . Khổng Tử đề cao đức hiếu bởi vì làm người phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong nhà, thì mới biết yêu thươn

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ
  • Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ
  • Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tư tưởng đức trị của khổng tử

Upload: goodguy3a

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 333
Lượt tải: 18

Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng ...

Upload: tranduyhai3000

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 971
Lượt tải: 19

Tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử và vận dụng ...

Upload: titigon5608

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 453
Lượt tải: 18

Tư tưởng đức trị của khổng tử và vận dụng ...

Upload: hocmai19

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 897
Lượt tải: 28

Bình luận giá trị tư tưởng triết học nho ...

Upload: thinhvinh0209

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 765
Lượt tải: 25

Luận chứng về đức và đường lối đức trị trong ...

Upload: caophat1982

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 970
Lượt tải: 17

Tư tưởng nhân chính qua các tác phẩm luận ...

Upload: ntk7782

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 440
Lượt tải: 16

Tìm hiểu tư tưởng nhân của Khổng Tử và Mạnh ...

Upload: luukimhue87

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 236
Lượt tải: 13

Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết ...

Upload: haibatpho

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 492
Lượt tải: 18

Học thuyết Chính trị Đạo đức của Khổng Tử 1

Upload: lientranck

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 766
Lượt tải: 23

Học thuyết Chính trị Đạo đức của Khổng Tử 1

Upload: leanhxuan

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Học thuyết chính trị đạo đức của khổng tử

Upload: hoangyen170383

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2606
Lượt tải: 27

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử ...

Upload: cafefstock

📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 564
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử. Khổng Tử coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức" của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đức mà docx Đăng bởi
5 stars - 238553 reviews
Thông tin tài liệu 3 trang Đăng bởi: cafefstock - 11/11/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 11/11/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Khái niệm Đức trong tư tưởng của Khổng Tử qua Luận ngữ