Mã tài liệu: 238167
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file: 25 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT="]1. Phạm vi khảo cứu[FONT="]
Ý nghĩa triết học của thuật ngữ "Đạo đức học" (Ethics) bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều so với nghĩa hạn hẹp của nó trong câu “đạo làm người trong đời” (man on the street) - đạo đức được xét đến trong khuôn khổ chọn lựa cung cách ứng xử. Khía cạnh được các triết gia quan tâm đến, có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Nó khảo sát đến cuộc sống tốt lành - nói cách khác, một cuộc sống đáng sống, cuộc sống toàn mãn.
Các triết gia xem vấn đề trọng tâm của Đạo đức cần được khai phá là “the summum bonum” hiểu là “lẽ chí thiện tận mỹ của cuộc đời.” Một khi “lẽ chí thiện tận mỹ” đã thành hình, mọi sự phải-trái, đúng-sai đều có thể được xác định một cách đơn giản. Hành vi được xem là đúng đắn khi nó góp phần nâng cao nhận thức về lẽ chí thiện ấy; trong khi hành vi sai trái lại có ảnh hưởng cản trở khuynh hướng nhận thức ấy. Từ những nhận định trên, người ta có thể kết luận rằng Đạo đức học bao hàm hai lãnh vực, tạm gọi là “cách xử thế đúng mực” và “lẽ chí thiện tận mỹ trong đời”. Qua đó, Đạo đức học có thể được định nghĩa như là bộ môn nghiên cứu đức hạnh và lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc đời.
Sau khi xác định thuật ngữ “Đạo đức học” như là môn học nghiên cứu lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời, chúng ta cũng cần phải xem xét đến mối liên quan giữa nó với các thuật ngữ khác, thí dụ như đạo đức (moral), trái đạo đức (immoral), trái đạo lý (unethical), phi đạo đức (nonmoral). Giữa đạo (ethics) và đức (morals) có mối quan hệ tương tự như giữa lý thuyết và thực hành vậy. "Đạo" ám chỉ đến lý thuyết về lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời (đạo học), trong khi "đức" ngụ ý đến việc thực hành đạo lý ấy trong cuộc sống đời thường.
Thuật ngữ "đức" có một nghĩa kép. Nghĩa đầu tiên ám chỉ đến khả năng nhận thức và đưa ra các quyết định phù hợp với nguyên tắc đạo lý. Nghĩa thứ hai ám chỉ đến sự thể hiện đạo hạnh qua hành trang trong đời sống thực tế.
Với nghĩa thứ nhất của thuật ngữ "đức", chúng ta tìm thấy thuật ngữ tương phản với nó là “vô đức” (hay phi luân-amoral), hàm nghĩa không có khả năng phân định lẽ đúng-sai. Với nghĩa thứ hai của “đức”, chúng ta có thuật ngữ tương phản là “trái đạo đức” (hay trái luân lý-immoral), ám chỉ chó những hành động vi phạm các chuẩn mực đạo đức (thông thường, hai thuật ngữ "phi đạo đức" và "phi luân" có thể được sử dụng thay đổi qua lại cho nhau.)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 2407
⬇ Lượt tải: 115
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1035
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem