Tìm tài liệu

Co so cua su hinh thanh va phat trien chu nghia Duy vat Nhan van

Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn

Upload bởi: lehongnhung84

Mã tài liệu: 238156

Số trang: 17

Định dạng: docx

Dung lượng file: 45 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

[FONT="]

[FONT="]

[FONT="]Để đưa đất nước phát triển lên giàu mạnh và văn minh, đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng một tầm nhìn triết học và một nền triết học Việt Nam hiện đại. Có thể trọng tâm của việc xây dựng đó là tập trung vào việc phát triển triết học về con người và triết học về sự phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại kết hợp được tính nhân bản và tính khoa học trong tư duy triết học của con người Việt Nam hiện đại, tránh được những sự thiên lệch cực đoan mà những dân tộc đi trước đã vấp phải.

1- Những vấn đề về nguồn gốc của sự xuất hiện triết học mới và sự phát triển của triết học ở nước ta hiện nay

Triết học là một ngành tri thức tổng quát với tư cách là hạt nhân của thế giới quan rất sâu sắc của nhân loại và cũng là một hình thái ý thức của xã hội có lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng lại không có sự đồng đều ở các dân tộc khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.

Chẳng hạn, có một số dân tộc có một nền triết học phát triển rực rỡ từ cổ xưa ví dụ như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã, nhiều dân tộc hầu như không có nền triết học của riêng mình, hoặc chỉ tiếp thu nền triết học ngoại lai làm tư tưởng triết học của mình là chính, hoặc không có một nền triết học thật sự. Tuy nhiên, hầu hết các dân tộc đều có triết lý hoặc một số tư tưởng triết học, nhưng chưa phải là một nền triết học hoặc triết học theo đúng nghĩa của nó. Lại có hiện tượng có những vùng triết học luôn luôn nảy sinh và phát triển hết trường phái này đến trường phái khác; còn có những vùng lại chỉ xuất hiện ở những thời kỳ, còn sau đó ít thấy xuất hiện những trường phái triết học tiếp theo một cách rõ nét. Trường hợp trước, ta thấy ở phương Tây; còn trường hợp sau, ta thấy ở phương Đông. Và phải chăng mọi dân tộc đều cần đến triết học hoặc mọi dân tộc đều có khả năng xây dựng triết học của chính mình.

Những hoàn cảnh lịch sử như thế nào thì đòi hỏi sự xuất hiện một triết học mới?

Tri thức triết học như đối tượng một môn học, cũng như hình thái ý thức triết học nhìn một cách khái quát trong quá trình vận động lịch sử của nó từ xưa đến nay quả là rất đa dạng, phong phú, phức tạp nhiều diện mạo khác nhau, phương Đông khác phương Tây. Dù rằng triết học vẫn có những đặc trưng chung, bản chất tạo thành lịch sử tri thức của mình để phân biệt với các ngành tri thức và trí thức xã hội khác như ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức khoa học và ý thức đạo đức. Từ đó việc nhận thức những nguồn gốc cụ thể, những nguyên nhân cụ thể làm rõ các vấn đề nêu trên là không dễ dàng.

Làm rõ các vấn đề đó mới hiểu được sâu sắc vai trò của triết học trong thực tiễn tạo điều kiện và tìm những biện pháp để thúc đẩy triết học phát triễn, xây dựng nền triết học của mình với tư cách là tích hợp những tư tưởng triết học của dân tộc mình với tư tưởng triết học từ bên ngoài mà mình tiếp thu và vận dụng. Đồng thời qua đó ta hiểu sâu sắc thêm sự vận động của lịch sử triết học, đánh giá thực trạng của nền triết học hiện tại và góp phần dự báo diện mạo, khuynh hướng của triết học trong tương lai trước hết là của dân tộc Việt Nam ta.

Sự xuất hiện tri thức triết học là mang tính thế kỷ. Nghĩa là trong quá trình tiến hóa của xã hội, một triết học thường chỉ xuất hiện ở những bước ngoặt của lịch sử, hoặc thời kỳ có nhiều biến đổi mới trong khoa học, trong nhận thức, trong thực tiễn kinh tế xã hội. Chính vì vậy, tri thức triết học, các trường phái triết học ít nhiều có sức sống xuyên thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ. Trong khi đó phần nhiều các tri thức của các khoa học, hoặc các lĩnh vực nhận thức cụ thể thường xuất hiện thường xuyên hơn, thay thế nhau trong một thời gian ngắn, trong một vài thập kỷ hoặc một số năm nhất định. Bởi vì các tri thức cụ thể gắn liền với các thuộc tính và qui luật của sự vật, hiện tượng cụ thể luôn luôn biến đổi. Còn tri thức triết học gắn liền với những thuộc tínhcơ bản nhất, những qui luật phổ biến nhất trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Con người hoạt động thực tiễn cần trực tiếp các tri thức cụ thể nhưng xét đến cùng vẫn cần các tri thức triết học, đó là những trí thức làm cơ sở và đóng vai trò định hướng và thẩm thấu trong những hoạt động nhận thức và thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy hầu như dân tộc nào cũng cần có triết học ít hoặc nhiều nhưng không phải dân tộc nào cũng có đầy đủ nhu cầu, năng lực và những điều kiện để phát triển riêng cho mình những trường phái triết học nhất định.

Triết học xuất hiện xét đến cùng là do sự phát triển của đời sống xã hội quyết định, nhưng nó còn phụ thuộc vào truyền thống tư tưởng và văn hóa, năng lực trí tuệ và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc đó qui định. Tùy theo những hoàn cảnh và tiến trình lịch sử nhất định mà mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố khác là khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là các tình huống lịch sử cơ bản và lâu dài của dân tộc đó đòi hỏi. Nghĩa là dân tộc đó trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định có cần tri thức triết học hay không và có đủ điều kiện xuất hiện một triết học hay không?

Ta thấy rằng trong xã hội Ấn Độ cổ đại mang tính đẳng cấp với điều kiện sinh hoạt nghèo khổ và thiên nhiên khắc nghiệt đã làm nảy sinh ý thức tôn giáo và triết học mang tính tâm linh, mà ở đây là nổi bật triết học mang tính tôn giáo thấm đượm đạo đức nhân sinh phổ biến nhân loại. Các triết học ở Ấn Độ đi tìm nguồn gốc về sự sống chết, về nổi khổ của con người nhưng họ không thỏa mãn những nguyên nhân cụ thể trực quan mà đi tìm những nguyên nhân sâu xa, cơ bản gắn liền bản chất con người với bản thể vũ trụ nhưng chủ yếu họ vẫn suy tư sâu sắc vào bản ngã của con người. Đó là triết học mang tính hướng nội, đi sâu vào nhận thức trực giác, tâm lý và vạch ra con đường giải thoát con người khỏi đau khổ của cuộc đời, hướng tới tự do hạnh phúc, an bình thông qua việc tu luyện, phát huy sứ mạnh tâm linh.

Còn ở Trung Quốc trong thời kỳ cổ và trung đại với hoàn cảnh chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia để đi đến thống nhất một nước Trung Hoa do nhu cầu thống nhất sự cai trị, đặc biệt là thời kỳ chủ nghĩa phong kiến đang lên đã làm nảy sinh nhiều trường phái triết học bản địa của Trung Quốc mà nổi bật nhất là triết học của phái Lão Trang và Nho gia. Triết học Lão Trang gần hơn với triết học hương nội gắn với tự nhiên kiểu Ấn Độ, còn triết học Nho gia thì hướng ngoại, nhập thế nhằm giải quyết mối quan hệ giữa người và người, giữa vua với dân, giữa quân tử và tiểu nhân, giữa bố mẹ và con cái mang thực chất phục tùng một chiều, mặc dù trong triết học đó triết lý về chữ "nhân" rất sâu sắc và có giá trị nhân đạo.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn
  • Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời ...

Upload: knd4005

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1056
Lượt tải: 19

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời ...

Upload: vipsales009

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1245
Lượt tải: 16

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời ...

Upload: ngonamoro

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 561
Lượt tải: 19

Lịch sử hình thành của chủ nghĩa duy vật ...

Upload: txduong35

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 423
Lượt tải: 18

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là ...

Upload: dinhxuanduc90

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 757
Lượt tải: 19

Vai trò của phạm trù thực tiễn đối với sự ...

Upload: songthaopc14

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 692
Lượt tải: 19

Phân tích những thành tựu của phép biện ...

Upload: vuminhdang71

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 818
Lượt tải: 16

Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ ...

Upload: logonquick

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 14247
Lượt tải: 122

Phép biện chứng duy vật và việc nhận thức ...

Upload: phanbuiloitvgt

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 672
Lượt tải: 17

Phép biện chứng duy vật và việc nhận thức ...

Upload: con_gai_hai_phong_17

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 558
Lượt tải: 18

Phép biện chứng duy vật và việc nhận thức ...

Upload: timban276

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 586
Lượt tải: 16

Cơ sở lý luận của việc phát triển và sử dụng ...

Upload: andysmith369

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 393
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ ...

Upload: lehongnhung84

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn [FONT=&quot] [FONT=&quot] [FONT=&quot]Để đưa đất nước phát triển lên giàu mạnh và văn minh, đi qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải xây dựng một tầm nhìn triết học và một docx Đăng bởi
5 stars - 238156 reviews
Thông tin tài liệu 17 trang Đăng bởi: lehongnhung84 - 23/10/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 23/10/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn