Mã tài liệu: 128918
Số trang: 138
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của toàn bộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nội dung chủ yếu của toàn bộ công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất là từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta bước vào một giai đoạn xây dựng và phát triển mới, theo tinh thần đổi mới đó là chuyển nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, củng cố hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với những chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị từ năm 1986 đến nay có những đổi mới mạnh mẽ, tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, hệ thống chính trị cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, nhược điểm, trong đó nhược điểm bao trùm là bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân chưa thực hiện và thể hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, cách làm việc còn chồng chéo, thiếu trật tự kỷ cương, kém hiệu lực, hiệu quả; bệnh quan liêu tham nhũng khá phổ biến và nặng nề... Vì vậy, việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động không chỉ là yêu cầu sâu xa cơ bản mà còn đang là đòi hỏi trực tiếp và cấp thiết.
Thực hiện yêu cầu này phải là hợp lực của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, trong đó phương tiện thông tin đại chúng với chức năng đặc thù của mình có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.
Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng chính là cầu nối Đảng với dân, Nhà nước với nhân dân... Mặt khác, trong thời đại ngày nay, thời đại của sự bùng nổ thông tin, không có lĩnh vực xã hội nào không có sự tham gia của thông tin đại chúng. Chính trị - lĩnh vực mà xưa kia vốn chỉ là một số ít người cầm quyền, ngày nay đã trở thành lĩnh vực công khai, đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do vậy, thông tin đại chúng hiển nhiên càng trở thành phương tiện không thể thiếu trong chính trị và hoạt động chính trị.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:quyền lực chính trị của nhân dân
Chương 2: Vai trò của thông tin đại chúng trong việc thực thi
Chương 3:Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện để phát huy sức mạnh của hệ thống thông tin đại chúng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 17