Mã tài liệu: 264513
Số trang: 25
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,060 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
I/ LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra như một nguyên tắc, một vấn đề chiến lược. Bởi vì có quá độ lên chủ nghĩa xã hội được hay không, điều đó trước hết phụ thuộc vào công cuộc xây dựng nền kinh tế có giữ vững được định hướng xã hôị chủ nghĩa hay không. Định hướng đó đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bao gồm cả quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và vấn đề quản lý nền kinh tế. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó sẽ đảm bảo cho nền kinh tế không bị tụt hậu trong thời đại văn minh tin học, tạo ra được tiền đề kinh tế kỹ thuật cho sự quá độ, đồng thời không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn quá độ được trước hết phải có lực lượng sản xuất phát triển. Đất nước ta có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng không thể bỏ qua những tiền đề kinh tế xã hội cần thiết cho sự quá độ đó. Cái thiếu của đất nước ta là một lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể thiết lập tràn lan trên một lực lượng sản xuất quá thấp kém. Trước đây, có lúc chúng ta nhận thức ấu trĩ rằng dường như có quan hệ sản xuất tiên tiến là đã có chủ nghĩa xã hội; có sở hữu xã hội chủ nghĩa thì lực lượng sản xuất sẽ tự động phát triển, năng xuất lao động sẽ tăng nhanh; từ đó đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.Ở một nước tiểu nông như nước ta, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển nên chưa có mâu thuẫn kinh tế cơ bản giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; chế độ tư hữu vẫn còn tác dụng, thậm chí còn tác dụng hết sức to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không phải từ miếng đất trống không mà từ nền sản xuất do xã hội cũ để lại; vì vậy xây dựng xã hội mới không phải là phủ định toàn bộ cái cũ, mà phải biết vừa xây dựng cái mới, vừa sử dụng cái cũ để thúc đẩy chế độ kinh tế mới ra đời. Do vậy con đường cần thiết cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm huy động mọi năng lực sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá để phát triển lực lượng sản xuất. Do ý nghĩa to lớn đó mà đề tài về kinh tế thị trường trở nên hết sức cần thiết. Đề tài “Lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta từ khi đổi mới tới nay” được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, dưới góc độ môn kinh tế chính trị bao gồm những nội dung chính sau:
-sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá với các qui luật vận động
-sự phát triển của Lênin:kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội
-sự vận dụng vào nước ta từ 1986 tới nay
MỤC LỤC
I/mở đầu
II/nội dung.
A/ cơ sở lý luận vấn đề
1/ sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá
2/ sự phát triển của lênin: kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội
B/ sự vận dụng lý luận ở việt nam(1986 tới nay)
1/ đặc điểm kinh tế- xã hội việt nam trước đổi mới(1975-1986)
2/ sự phát triển kinh tế thị trường ở việt nam(1986 tới nay)
III/ Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16