Mã tài liệu: 253239
Số trang: 33
Định dạng: doc
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN I 2
KHÁI QUÁT VỀ MÔ TRƯỜNG 2
I. MÔI TRƯỜNG: 2
1. Khái niệm: 2
2. Một số quan niệm về môi trường: 2
a. Theo Khoa học về sự sống. 2
b. Theo Khoa học tự nhiên. 2
c. Theo Nghệ thuật tự do và khoa học xã hội 2
d. Theo Khoa học máy tính và thông tin. 2
II. CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG: 2
PHẦN II 2
NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA 2
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM . 2
I. TÀI NGUYÊN BỊ SUY THOÁI: 2
II. KHÍ HẬU TOÀN CẦU BIẾN ĐỔI: 2
III. DÂN SỐ TĂNG NHANH : 2
IV. Ô NHIỄM XẢY RA TRÊN QUY MÔ RỘNG : 2
V. NHỮNG THÁCH THỨC KHÁC 2
1. Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp: 2
2. Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế: 2
PHẦN III 2
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 2
1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật bảo vệ môi trường: 2
2. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường: 2
3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương: 2
4. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên: 2
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường: 2
6. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. 2
7. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về bảo vệ môi trường của chính phủ, quốc tế: 2
8. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường: 2
9. Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường: 2
KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
1. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005. 2
2. Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 2
3. Luật Tài nguyên nước 1998. 2
4. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 2
5. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 2
6. Tài liệu giảng dạy của PGS.TS Nguyễn Đức Lương - Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh. 2
7. http://vi.wikipedia.org. 2
PHẦN MỞ ĐẦU
Kỷ nguyên của sự thay đổi khí hậu đang đến gần, làm thế nào để con người chúng ta có thể chế ngự và tiếp tục tồn tại. Và tới năm 2101, không biết bằng cách nào mà loài người đã sống sót được qua thời kỳ tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu – nhiệt độ cao, mực nước biển dâng lên, hạn hán và bão lũ khắc nghiệt, không những thế loài người còn thành công trong việc ổn định khí hậu Trái đất. Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính đã vượt qua đỉnh cao nhất và có chiều hướng đi xuống trong thế kỷ 22. Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất đã chậm lại và thế giới tự nhiên đang dần dần được phục hồi. Xã hội được giữ vững. Và con người lúc này thì có cuộc sống no đủ, khỏe mạnh và thịnh vượng hơn thế kỷ trước.
Viễn cảnh tương lai này đã đặt ra một câu hỏi lớn: Chúng ta phải làm gì trong thế kỷ 21 – đặc biệt là trong năm 2010 và những năm tiếp theo – để có được một tương lai tươi đẹp và chế ngự hoàn toàn các thảm họa khí hậu mà các nhà khoa học đang chỉ ra. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, chúng ta chỉ còn một vài năm để đảo ngược tình trạng gia tăng phát thải các khí nhà kính nhằm tránh những biến đổi khí hậu bất ngờ và thảm khốc.
Chúng ta đang hy vọng sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán giữa các quốc gia về vấn đề khí hậu bằng việc nêu ra những hậu quả sâu sắc và lâu dài do những việc loài người đã làm với khí quyển Trái đất, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên. Đó là khả năng tạo ra những ngành công nghiệp mới, những ngành nghề mới ở cả những nước giàu và nước nghèo.
Tình hình kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách đổi mới đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm gần đây là 7 %. Cơ cấu của nền kinh tế đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa xã hội cũng đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, và đặc biệt công tác bảo vệ môi trường đã thu được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị suy gảm, đa dạng sinh học bị cạn kiệt; môi trường biển, ven bờ và hải đảo đã có dấu hiệu xuống cấp, sự cố môi trường có chiều hướng ngày một gia tăng, gây nên những thách thức môi trường nghiêm trọng.
Thách thức môi trường đang là vấn đề sống còn của nhân loại, ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta. Biểu hiện cụ thể nhất là trong vài thập kỷ trở lại đây, con người đã và đang phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra. Đông đất ở Trung Quốc, sóng thần ở Thái Lan, bão Catina ở Mỹ, lũ lụt, bão tố liên tục xảy ra ở nước ta, đặc biệt là đợt rét đậm, rét hại năm 2008 đã gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống con người. Thách thức môi trường không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới. Thách thức môi trường đang từng ngày, từng giờ đe dọa đến hòa bình và an ninh tòan cầu, đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam. Vậy môi trường là gì, nó có vai trò như thế nào đối với con người; thách thức môi trường gây tác hại như thế nào, làm gì để giảm thiểu thiệt hại của thách thức môi trường. Đó là những vấn đề được làm sáng tỏ trong bài viết này với các nội dung chủ đạo như sau:
- Tìm hiểu khái quát về môi rường;
- Những thách thức về môi trường Việt Nam và thế giới;
- Một số giải pháp nhằm hạn chế thách thức về môi trường.
Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu hạn chế nên người viết khó lòng trình bày một cách tường minh các vấn đề nêu trên. Vì thế, tiểu luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của thầy hướng dẫn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1245
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1115
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 988
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 46682
⬇ Lượt tải: 200
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 3220
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16