Mã tài liệu: 259007
Số trang: 100
Định dạng: doc
Dung lượng file: 840 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ cuối những năm 1980 đầu những năm 1990. Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bắt đầu với việc xây dựng nền kinh tế đa thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế giảm dần. Nhiều chính sách mới của Nhà nước đã được ban hành để nền kinh tế từng bước hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Cùng với đất nước, ngành tài chính - ngân hàng cũng đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc. Hoạt động tài chính - ngân hàng dần thể hiện tính thị trường. Sự cạnh tranh khốc liệt luôn là vấn đề cấp bách đối với các đối tác tham gia trên thị trường. Bên cạnh đó, yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời.
Để vượt qua áp lực cạnh tranh, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng. Song tiến trình hội nhập thị trường tài chính thế giới cũng tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, làm thế nào để phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền là yêu cầu quan trọng đặt ra với hệ thống giám sát tài chính quốc gia.
Nhằm đạt được mục tiêu đó, chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã góp phần hoàn thiện một bước cấu trúc của thị trường tài chính, không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính - ngân hàng và sự phát triển ổn định của thị trường tài chính quốc gia.
Thực tế đã chứng minh, 10 năm qua chính sách bảo hiểm tiền gửi đã phát huy tích cực trong việc góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tài chính-ngân hàng, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, so với các tổ chức trong mạng an toàn tài chính quốc gia thì hệ thống pháp luật về bảo vệ người gửi tiền hiện nay còn thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp. Trong khi hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện vẫn đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 thì hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG lại được điều chỉnh trên cơ sở Luật do đó không tương xứng về cơ sở pháp lý.
Chính sách BHTG đã ra đời được hơn 10 năm nhưng địa vị pháp lý của tổ chức BHTG vẫn chưa có quy định rõ ràng về mô hình tổ chức. Nhằm tạo ra cơ chế pháp lý bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền và để bảo hiểm tiền gửi trở thành công cụ tài chính hữu hiệu của Nhà nước góp phần bảo đảm an toàn nền tài chính - tiền tệ quốc gia trong bối cảnh hiện nay cần phải hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đặc biệt, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các quốc gia thường đưa ra các chính sách liên quan tới bảo lãnh các nghĩa vụ của bên liên quan nhằm trấn an người gửi tiền và thị trường và bảo hiểm tiền gửi là một trong những công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể chính sách BHTG nhằm xây dựng hệ thống chính sách BHTG hiệu quả là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia là đòi hỏi bức xúc hiện nay đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhất là Việt Nam.
Với mong muốn được nghiên cứu và đóng góp thiết thực vào việc hoạch định chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam qua kiến thức tiếp thu được trong chương trình cao học hành chính công tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi” làm đề tài luận văn cao học quản lý hành chính công.
MỤC LỤC
[URL="/#_Toc305508471"]LỜI CAM ĐOAN . 2
[URL="/#_Toc305508472"]LỜI CẢM ƠN 3
[URL="/#_Toc305508473"]MỤC LỤC 4
[URL="/#_Toc305508474"]DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
[URL="/#_Toc305508475"]DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 8
[URL="/#_Toc305508476"]MỞ ĐẦU 9
[URL="/#_Toc305508477"]CHƯƠNG I: LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH [URL="/#_Toc305508478"]BẢO HIỂM TIỀN GỬI 13
[URL="/#_Toc305508479"]1.1 Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi 13
[URL="/#_Toc305508480"]1.1.1. Tiền gửi và tiền gửi được bảo hiểm 13
[URL="/#_Toc305508483"]1.1.2. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi 18
[URL="/#_Toc305508485"]1.2. Cơ sở lý luận về chính sách BHTG 26
1.2.1. Chính sách BHTG và vai trò của chính sách 26[URL="/#_Toc305508487"]1.2.2. Mục đích, yêu cầu của chính sách BHTG 28
[URL="/#_Toc305508488"]1.2.3. Nội dung của chính sách BHTG 30
[URL="/#_Toc305508489"]1.2.3.1. Quy định các điều kiện để được tham gia BHTG 30
[URL="/#_Toc305508490"]1.2.3.2. Quy định các chủ thể liên quan đến BHTG 32
[URL="/#_Toc305508491"]1.2.3.3. Quy định về chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm 33
[URL="/#_Toc305508492"]1.2.3.4. Quy định về phí BHTG 34
[URL="/#_Toc305508494"]1.2.3.5. Quy định liên quan đến chi trả BHTG 35
[URL="/#_Toc305508495"]1.3. Chính sách BHTG ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm 37
[URL="/#_Toc305508496"]1.3.1. Chính sách BHTG Đài Loan . 37
[URL="/#_Toc305508505"]1.3.2. Chính sách BHTG Nhật Bản . 41
[URL="/#_Toc305508510"]1.3.3. Một số bài học từ chính sách BHTG của Đài Loan và Nhật Bản . 43
[URL="/#_Toc305508512"]CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI 45
[URL="/#_Toc305508513"]2.1. Khái quát về hoạt động BHTG trong thời gian vừa qua . 45
[URL="/#_Toc305508514"]2.1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam 45
[URL="/#_Toc305508515"]2.1.2. Đánh giá thực tiễn hoạt động BHTG thời gian qua . 47
[URL="/#_Toc305508516"]2.1.2.1. Kết quả đạt được . 47
[URL="/#_Toc305508517"]2.1.2.2. Hạn chế . 50
[URL="/#_Toc305508518"]2.1.2.3. Nguyên nhân . 51
[URL="/#_Toc305508519"]2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi 52
[URL="/#_Toc305508520"]2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến BHTG . 52
[URL="/#_Toc305508521"]2.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách BHTG 54
[URL="/#_Toc305508522"]2.2.2.1. Quy định các chủ thể tham gia BHTG 54
[URL="/#_Toc305508523"]2.2.2.2. Quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm . 60
[URL="/#_Toc305508524"]2.2.2.3. Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm 62
[URL="/#_Toc305508525"]2.2.2.4. Quy định liên quan đến thủ tục chi trả tiền bảo hiểm. 63
[URL="/#_Toc305508526"]2.2.2.5. Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi 68
[URL="/#_Toc305508527"]2.2.2.6. Quy định về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của tổ chức BHTG 71
[URL="/#_Toc305508528"]2.2.3. Đánh giá thực trạng chính sách BHTG 71
2.2.3.1. Kết quả đạt được 71
[URL="/#_Toc305508529"]2.2.3.2. Hạn chế . 72
[URL="/#_Toc305508530"]2.2.3.3. Nguyên nhân . 77
[URL="/#_Toc305508532"]CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP [URL="/#_Toc305508533"]HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM . 80
[URL="/#_Toc305508534"]3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách BHTG 80
[URL="/#_Toc305508535"]3.1.1. Nâng cao tính pháp lý đối với các chính sách BHTG theo hướng cụ thể, đồng bộ, hệ thống . 80
[URL="/#_Toc305508536"]3.1.2. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa tổ chức BHTG với các chủ thể tham gia BHTG 81
[URL="/#_Toc305508537"]3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác BHTG 82
[URL="/#_Toc305508538"]3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách BHTG 83
[URL="/#_Toc305508539"]3.2.1. Ban hành Luật BHTG 83
[URL="/#_Toc305508540"]3.2.2. Hoàn thiện các quy định về nội dung chính sách . 85
[URL="/#_Toc305508541"]3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực . 92
[URL="/#_Toc305508542"]3.3. Kiến nghị 95
[URL="/#_Toc305508543"]3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội 95
[URL="/#_Toc305508544"]3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ . 96
[URL="/#_Toc305508545"]3.3.3. Kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan 96
[URL="/#_Toc305508546"]3.3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương . 97
[URL="/#_Toc305508547"]KẾT LUẬN 98
[URL="/#_Toc305508548"]TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem