Mã tài liệu: 293398
Số trang: 21
Định dạng: zip
Dung lượng file: 91 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
Lời mở đầu
Sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường (KTTT) theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là xu hướng tất yếu của mọi xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế các nước phát triển trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao và xu hướng vận động phát triển của thế giới đang tiến vào thế kỷ văn minh trí tuệ thì sự chuyển đổi KTTT theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là tất yếu khách quan của bất kỳ một quốc gia nào muốn vươn tới và hoà nhập với xu hướng phát triển chung của nhân loại. Sự phát triển thần kỳ của các nước Châu á mà đặc biệt là các nước Đông Nam á là một minh chứng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi.
Sự phát triển thần kỳ như vũ bão của Đông Nam á, sự bùng nổ khoa học kỹ thuật với tốc độ chóng mặt, quan hệ thế giới đã bước sang đối thoại hợp tác cùng nhau phát triển đã tác động rất lớn tới Việt Nam.
Về mặt kinh tế hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kém phát triển. Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang hàng với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải tìm cho mình con đường phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong nước vừa đảm bảo xu thế phát triển chung của thế giới. Đó chính là việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước.
Chính vì vậy Đảng đã xác định "việc chuyển đổi nền kinh tế sang KTTT định hướng XHCN" là rất cần thiết và Đảng cũng nhấn mạnh vai trò kinh tế của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm các nước công nghiệp mới và Nhật Bản cho thấy vai trò kinh tế của Nhà nước là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nói đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản là nói tới "hiệu năng Nhật Bản" là sự tác động quyết định do có sự quản lý nền kinh tế của Nhà nước.
Từ giữa những năm 80 khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, chúng ta đã nhận rõ vai trò động lực tư lớn của Nhà nước tới nền KTTT. Nhà nước không những là chủ thể mà còn là khách thể. Nhà nước tham gia vào các loại quan hệ khác nhau trong nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm rõ được vai trò kinh tế của Nhà nước và sử dụng nó một cách có hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động nền KTTT theo định hướng XHCN theo hướng có lợi nhất vừa phát huy tác dụng tích cực và hạn chế được nhiều khiếm khuyết của nền KTTT vừa đảm bảo được sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội.
Chính vì những điều đó, trong bài viết này em xin đề cập với "Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam". Đây là một vấn đề lớn muốn giải quyết được đòi hỏi phải có thời gian công sức nghiên cứu không dễ gì giải quyết trọn vẹn trong bài viết ngắn. Do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết sai sót. Em mong nhận được sự góp ý nhận xét và bổ sung.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16