Mã tài liệu: 49005
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file: 99 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đồng thời đánh dấu quá trình Hồ Chí Minh tiếp nhận, vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Điều này không chỉ nêu rõ kết quả quá trình tìm đường cứu nước đúng đắn của Hồ Chí Minh mà còn đặt nền tảng cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn sinh động đã cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh là bách chiến bách thắng. Điều đó đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng ta” [79.1180]. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm cho cách mạng Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, đất nước có nhiều thắng lợi lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người đối với dân tộc, cách mạng đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ mà trước hết là sự chuyển biến về tư tưởng. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này để góp phần khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc để có lòng tin và ý chí quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn.
Trong tình hình hiện nay, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, thái độ đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đang có những diễn biến phức tạp. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam tự hào, tin tưởng, quyết tâm thể hiện tư tưởng của Người trong hiện thực, nhưng đã xuất hiện một số ít phần tử xấu, phản động điên cuồng đánh phá cách mạng, xuyên tạc, phủ nhận con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì thế việc nghiên cứu Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người nói riêng trở thành một cuộc đấu tranh, trước hết trên lĩnh vực nhận thức tư tưởng, quan điểm để vững lòng tin vào cách mạng.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Phong trào yêu nước chống pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX và sự khủng hoảng về con đường cứu nước
Chương 2: Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh từ tinh thần yêu nước truyền thống đến với chủ nghĩa Mác – Lênin (1911 - 1920)
Chương 3: Việc xác lập nội dung con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng Mác – Lênin (1920-1930)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1900
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1179
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2557
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 18