Mã tài liệu: 79389
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 43 Kb
Chuyên mục: Chính trị học
Theo Từ điển tiếng Việt, chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng văn hoá thời Phục hưng ở châu Âu nhằm giải phóng cá nhân con người khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chủ nghĩa kinh viện và giáo hội. Cũng theo Từ điển tiếng Việt thì chủ nghĩa nhân văn có khi được hiểu như chủ nghĩa nhân đạo, tức là hệ thống quan điển coi trọng nhân phẩm, thương yêu con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do, coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ xưa đến nay, đã có nhiều nhà tư tưởng, nhiều học thuyết đề cập đến số phận con người, phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người muốn được giải toả khỏi những bế tắc trong cuộc sống, giải thoát khỏi những hạn chế ràng buộc của tự nhiên, xã hội và của chính bản thân con người. Đó chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo được thể hiện ở những mức độ, trình độ khác nhau, tiếp cận từ những giác độ khác nhau.
Nhắc đến tư tưởng nhân văn, chúng ta không thể không nhắc đến chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, cái mà đã được cả thế giới thừa nhận. Điều này có thể thấy qua những lời nói mà Đảng cộng sản Mỹ đã viết về người sau khi người mất: "Nhân loại đã mất một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người thầy mácxít - lênin xuất sắc mà tấm lòng ưu ái đầy thi vị mong muốn một thế giới tốt đẹp có hương hoa tươi thắm và những tiếng cười náo nức của trẻ em, đã thấm nhuần vào chủ nghĩa nhân đạo toàn diện của cuộc đời mà Người đã sống, thấm nhuần vào những việc kỳ diệu mà Người đã làm, vào sự nghiệp mà trọn đời Người phục vụ"1
Hồ Chí Minh, trong cả cuộc đời của Người, chưa hề viết hay nói một bài riêng có hệ thống về chủ nghĩa nhân văn. Nhưng chúng ta có thể thấy, tư tưởng nhân văn của Người toát ra từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh không biết mệt mỏi đã để lại nhiều kỳ vọng cho đời sau. Nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh ta thấy chúng hiện hữu ở khắp nơi trong tư tưởng của Người, trong các tư tưởng: về dân tộc, giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội; về Đảng cộng sản; về Nhà nước, về xây dựng đất nước… Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, tôi chỉ đề cập đến bản chất nhân văn trên một khía cạnh nhỏ, trong các tư tưởng về kinh tế của Người.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1180
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2557
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 16