Mã tài liệu: 243443
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 9,847 Kb
Chuyên mục: Vật lý
(Luận văn hoàn chỉnh, dài 95 trang)
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU .8
PHẦN I: TỔNG QUAN 11
I.1 Cơ sở lý thuyết của màng graphene: . 11
I.1.1 Giới thiệu về graphene: 11
I.1.2 Carbon, các trạng thái lai hóa của nguyên tử carbon và các dạng
thù hình của carbon: 13
I.2 Cấu tạo và tính chất của màng graphene: . 34
I.2.1 Cấu tạo của màng graphene: 34
I.2.2 Cấu trúc vùng năng lượng: . 36
I.2.3 Ứng dụng của màng graphene: . 41
I.3 Các phương pháp chế tạo graphene: . 44
I.3.1 Phương pháp tách lớp cơ học: 44
I.3.2 Phương pháp epitaxy: . 45
I.3.3 Phương pháp chế tạo graphene từ dung dịch: 46
I.4 Graphene pha tạp: . 46
I.4.1 Pha tạp graphene với kim loại chuyển tiếp: . 46
I.4.2 Pha tạp graphene bởi nano vàng: 53
PHẦN II: THỰC NGHIỆM 55
II.1 Mục đích của đề tài: 55
II.2 Các hóa chất sử dụng và các hệ đo: 56
II.2.1 Các hóa chất sử dụng: 56
II.2.2 Các hệ đo: 57
II.3 Tổng hợp dung dịch graphite oxide 59
II.3.1 Tách lớp graphite: 59
II.3.2 Oxy hóa exfoliated graphite thành graphite oxide: . 61
II.3.3 Rửa dung dịch graphite oxide: 70
II.4 Tạo màng graphene và pha tạp nano vàng vào màng graphene: 71
II.4.1 Chuẩn bị đế để phun màng: . 72
II.4.2 Phun màng: 73
II.4.3 Khử màng bằng nhiệt: . 75
II.5 Chuẩn bị dung dịch phun màng và kết quả khảo sát màng: . 76
II.5.1 Khảo sát màng thuần theo lượng chất khử hydrazine: 76
II.5.2 Pha tạp nano vàng vào màng graphene từ dung dịch nano
vàng: 79
II.5.3 Pha tạp nano vàng vào màng graphene từ dung dịch
HAuCl4: .82
KẾT LUẬN CHUNG VÀ HưỚNG PHÁT TRIỄN ĐỀ TÀI .84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .85
LỜI MỞ ĐẦU
Vật liệu dẫn điện trong suốt (transparent conducting – TC) đã đóng vai trò
quan trọng cho các ứng dụng quang điện khác nhau như: chống ngưng tụ hơi nước
cho cửa sổ máy bay, phương tiện cơ giới; màng chắn tĩnh điện, màn chắn nhiễu điện
từ; gương phản xạ nhiệt cho cửa sổ và bóng đèn nhiệt; điện cực trong suốt cho màn
hình hiển thị tinh thể lỏng (LCD), màn hình plasma, màn điện sắc; diode phát quang
hữu cơ (OLED), điện cực cho pin mặt trời dựa trên Si vô định hình; các tiếp xúc
bán dẫn cho ứng dụng điện tử trong suốt. Các công nghệ đang phát triển hiện nay là
các tivi màn hình phẳng định vị cao (High Definition TV), màn hình lớn với độ
phân giải siêu cao cho máy tính để bàn, cửa sổ phát xạ thấp (Low Emission), cửa sổ
điện sắc, màng mỏng photovoltaic (PV), thiết bị cầm tay thông minh, màn hình cảm
ứng, các thiết bị phát quang.
Màng TC đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong đời sống. Màng TC
có độ truyền qua cao (> 80%) trong vùng khả kiến và độ dẫn điện cao)
không thể tìm được trong các vật liệu thông thường. Màng dẫn điện tốt và bán trong
suốt có thể thu được dưới dạng màng mỏng của một số kim loại như bạc và vàng.
Phương thức thông thường nhất hiện nay để chế tạo được vật liệu TC là tạo nên sự
không hợp thức có kiểm soát trong cấu trúc tinh thể hoặc đưa vào các tạp chất thích
hợp để tạo sự suy biến trong vùng cấm rộng của một số ôxít. Những cách thức này
có thể dễ dàng thu được với các ôxít ở dạng màng mỏng được chế tạo bằng nhiều
kỹ thuật khác nhau. Do đó vật liệu TC dựa trên các ôxít (Transparent Conducting
Oxide – TCO) đã được tập trung nghiên cứu nhiều nhất.
TCO đã được nghiên cứu sử dụng từ đầu thế kỷ 20 (1907) với CdO. Từ đó
rất nhiều vật liệu TCO dưới dạng màng mỏng được nghiên cứu chế tạo như ZnO
pha tạp, SnO2 pha tạp, In2O3 pha tạp. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, vật liệu
TCO được sử dụng rộng rãi nhất cho các thiết bị quang điện tử là Indium Iin Oxide
(ITO). Và cho đến nay, ITO vẫn là vật liệu được sử dụng chủ yếu trong sản suất các
linh kiện quang điện tử do tính ưu việt về độ dẫn điện và tính trong suốt. Vật liệu
ZnO, SnO2 được pha tạp, cũng thu hút nhiều nghiên cứu do có ưu điểm về chi phí
thấp hơn nhiều so với ITO, tuy nhiên phạm vi ứng dụng trong quang điện tử chưa
rộng rãi và chưa thể thay thế ITO vì một số nhược điểm chưa khắc phục được ví dụ
như độ dẫn điện kém hơn. Tuy vậy, ITO lại có những nhược điểm khiến cho người
ta phải tìm các loại vật liệu mới thay thế. Bên cạnh hạn chế về khả năng hiệu chỉnh
quang học và sự mềm dẻo cơ học dẫn đến bị giới hạn trong các ứng dụng có yêu
cầu tính dẻo dai, ITO còn có hạn chế khiến nó buộc phải bị thay thế bởi vật liệu
khác. Đó là do lượng indium tự nhiên đang khan hiếm dần và sẽ cạn kiệt trong vòng
vài năm tới, trong khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đã làm cho giá cả của indium
tăng nhanh đáng kể, nó đã lên đến 1000$/kg vào mùa hè 2009.
Xuất hiện sau màng carbon nanotube (CNT),các màng nanowire, các lá kim
loại mỏng, polymer dẫn màng graphene có những đặc tính nỗi bật để trở thành
ứng cử viên sáng giá cho việc thay thế ITO.
Đặc điểm thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học là những miếng graphene
này có độ dày một nguyên tử, là vật liệu mỏng nhất trong tất cả các vật liệu hiện có,
cấu trúc bền vững ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Ở dạng tinh khiết, graphene dẫn
điện nhanh hơn bất cứ chất nào khác ở nhiệt độ bình thường. Hơn nữa, các electron
đi qua graphene hầu như không gặp điện trở nên ít sinh nhiệt. Bản thân graphene
cũng là chất dẫn nhiệt, cho phép nhiệt đi qua và phát tán rất nhanh. Graphene dễ chế
tạo và dễ thay đổi hình dạng, vì thế graphene xứng đáng để thay thế cho ITO.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 783
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1408
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 181
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 1831
⬇ Lượt tải: 33