Mã tài liệu: 212377
Số trang: 2
Định dạng: doc
Dung lượng file: 32 Kb
Chuyên mục: Địa lý
[FONT="]PHẦN MỞ ĐẦU[FONT="]
1.[FONT="] TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối ., thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khô hanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn. Nếu những du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽ bảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính tên gọi của nó”. Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy, để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”.
Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Bình Thuận. Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉnh còn nhiều yếu kém, thì việc phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triển vọng cho nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, và hơn thế nữa, sự phát triển của ngành dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp - xây dựng .
Mục tiêu là vậy, nhưng để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, mà còn nhờ đến sự chung tay góp sức của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn là một tỉnh nghèo, nội lực chưa đủ mạnh, Bình Thuận vẫn rất cần đến các nhà đầu tư bên ngoài để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển.
Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừng phát triển mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện với vị thế ngày càng được khẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Việc nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tối ưu để phát triển nền kinh tế này một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng. Cũng giống nhiều tỉnh thành khác, Bình Thuận hiện nay cũng phải ra sức thu hút đầu tư nước ngoài, mà quan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành công nghiệp xanh theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra.
[FONT="] Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 Resort thì Bình Thuận đã có tới 79 Resort, trở thành nơi có nhiều Resort nhất Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các cơ sở lưu trú của tỉnh chưa phải là tốt nhất, chưa có nhiều Hotel và Resort cỡ lớn, đạt tiêu chuẩn cao cấp; mà điều đó hầu như chỉ có thể được đáp ứng bởi các nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và trình độ quản lý du lịch cao. Bên cạnh đó, mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90, nhưng cho đến nay, số lượng dự án đầu tư nước ngoài về du lịch ở Bình Thuận vẫn còn khá ít ỏi. Tại sao lại như vậy? Và giải pháp nào cho vấn đề này? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Và cũng từ những yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: [FONT="]“QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010”[FONT="] [FONT="]để nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính hệ chính quy.
Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu xem tại sao nhà đầu tư lại lựa chọn Bình Thuận để đầu tư du lịch; doanh nghiệp FDI sẽ cần gì ở địa phương khi quyết định đầu tư một dự án, và Bình Thuận hiện đã đáp ứng được tới đâu các nhu cầu đó của nhà đầu tư. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch - một ngành công nghiệp xanh cho tỉnh Bình Thuận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17