Mã tài liệu: 236858
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 728 Kb
Chuyên mục: Địa lý
Tóm Lược
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xây dựng nhà cửa và cơ sở để chế biến các hệ sinh thái, yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Ngoài ra đất đai là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng như lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng hiệu quả.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đô thị hoá là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao trên địa bàn huyện Lai Vung. Người dân ngày càng nhận thức được đất đai là tài sản quý giá và tìm hiểu về pháp luật đất đai nhiều hơn. Từ đó trong quá trình sử dụng đất không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng và phát sinh thành tranh chấp buộc các cơ quan có thẩm quyền phải vận dụng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan để hòa giải hay giải quyết. Vì những lý do trên, được sự đồng ý của thầy Nguyễn Hữu Long và khoa Địa Lý, Trường Đại Học Đồng Tháp và phòng Tài Nguyên & Môi Trường Huyện Lai Vung cho em thực tập tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai năm 2007 - 2011 với đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai giai đoạn 2005 – 2010 tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp”.
Qua nghiên cứu nhận thấy: Việc thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo về đất đai của công dân ở Phòng Tài Nguyên & Môi trường Lai Vung đã được sự quan tâm cũng như sự hướng dẫn kịp thời từ phía Trung Ương và của UBND tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho công tác xét khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân ngày càng đạt hiệu quả cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai Phòng Tài nguyên & Môi trường đã dựa trên cơ sở của Luật đất đai, Luật khiếu nại, tố cáo . và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp dẫn đến lượng đơn tồn đọng không giải quyết dứt điểm như: Người sử dụng đất không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật: đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, chuyển nhượng . đều giao dịch bằng miệng (thiếu hồ sơ pháp lý). Khó khăn nhất là tranh chấp, khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại dạng này rất khó giải quyết và thường kéo dài thời gian nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân làm cho lượng đơn tồn đọng qua các năm vẫn còn.
Vì vậy, giải quyết tranh chấp về đất đai là công việc phức tạp và cần thiết, làm tốt công tác này sẽ có ảnh hưởng tốt không chỉ các bên tham gia mà còn cho cả Nhà nước. Tóm lại công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo cần được các ngành các cấp quan tâm chú trọng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 1164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16