Mã tài liệu: 221751
Số trang: 81
Định dạng: doc
Dung lượng file: 3,771 Kb
Chuyên mục: Y Dược
đặt vấn đề
Tăng huyết áp là một bệnh khá phổ biến và ngày càng gia tăng ở nước ta cũng như trên thế giới, là mối đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ nhân dân các nước.
ở Việt Nam, theo thống kê của ngành y tế cho thấy số người mắc bệnh tăng huyết áp chiếm từ 1 - 2% số dân trong thập kỷ 60, tăng lên 11,7% ở đầu thập kỷ 90. ở Hà Nội tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tăng từ 16,05% năm 1999 đến 23,3% vào năm 2002 , càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng .
Trên thế giới, năm 2000 có 26,4% người lớn tuổi mắc bệnh tăng huyết áp và dự báo sẽ tăng 29,2% trong những thập kỷ tới . ước tính trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 1 tỷ người bị tăng huyết áp và khoảng 2,9 triệu trường hợp tử vong mỗi năm . Bệnh tăng huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan đích là mắt, tim, não, thận gây ra các biến chứng nặng nề như đột quỵ, suy tim . Những công trình nghiên cứu gần đây còn cho thấy THA làm tăng khả năng sa sút trí tuệ và Alzheimer .
Hiện nay y học hiện đại (YHHĐ) cũng đã tìm ra được nhiều loại thuốc hữu hiệu để điều trị THA, nhưng người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân gây bệnh THA, nên việc điều trị còn rất khó khăn và phải điều trị liên tục, thậm chí suốt đời vì các thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn và có nhiều tác dụng ngoài ý muốn .
Tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền (YHCT) với nhiều thể lâm sàng trong đó thể can dương thượng cang có nhiều điểm tương đồng với cơn tăng huyết áp. Có nhiều phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như: xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh, châm cứu đã dùng để điều trị chứng huyễn vựng trong đó thông dụng là sử dụng bằng hào châm.
Bệnh tăng huyết áp thường có diễn biến bất thường nhưng việc theo dõi sử dụng thuốc hạ áp của YHHĐ ở tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa không phải lúc nào cũng thuận lợi nhất là đối những bệnh đang có cơn tăng huyết áp mà chưa được dùng thuốc ngay. Nếu kịp thời được điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền sẽ góp phần điều trị và hạn chế những biến chứng. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tác dụng của châm cứu điều trị bệnh tăng huyết áp nhưng chưa có công trình nào đề cập tới tác dụng điều trị sau một lần dùng hào châm một cách đầy đủ và toàn diện vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của hào châm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I, II thể Can dương thượng cang theo y học cổ truyền” với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp động mạch của hào châm điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát độ I, II thể Can dương thượng cang theo YHCT.
2. Tìm hiểu sự thay đổi một số chỉ số sinh học (độ thông điện, điện trở da) tại vùng huyệt sau dùng hào châm điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát độ I, II thể Can dương thượng cang theo YHCT.
Mục lục
Trang
Đặt vấn đề 09
Chương1: Tổng quan tài liệu 11
1.1. Khái niệm y học hiện đại về bệnh tăng huyết áp 11
1.1.1. Định nghĩa 11
1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyết áp 11
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh tăng huyết áp 13
1.1.4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp 17
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ 18
1.1.6. Điều trị bệnh tăng huyết áp 18
1.2. Khái niệm y học cổ truyền về tăng huyết áp 21
1.2.1. Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng 21
1.2.2. Phân loại cơ chế bệnh sinh của các thể lâm sàng 22
1.2.3. Điều trị chứng huyễn vựng 26
1.3. Huyệt, kinh lạc và điện sinh học tại huyệt 28
1.3.1. Huyệt 28
1.3.2. Kinh lạc 28
1.3.3. Điện sinh học tại huyệt 28
1.4. Các nghiên cứu đã có 28
1.4.1. Về điều trị bệnh tăng huyết áp theo y học cổ truyền 28
1.4.2. Về điện sinh học tại huyệt 31
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 33
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 33
2.1.1 Chất liệu nghiên cứu 33
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 34
2.2.3. Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.3.2. Phương pháp tiến hành 35
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 39
2.4.1. Đánh giá kết quả hạ huyết áp theo 4 mức độ 39
2.4.2. Thời điểm đánh giá 39
2.5. Tiến hành thu thập và xử lý số liệu 39
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 41
3.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị 46
Chương 4. Bàn luận 64
4.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu 64
4.2. Vấn đề chọn huyệt và kỹ thuật châm 68
4.2.1. Vấn đề chọn huyệt 68
4.2.2. Kỹ thuật châm 69
4.3. Về tác dụng điều trị của hào châm 70
4.3.1. Sự biến đổi một triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trước, sau điều trị 70
4.3.2. Thay đổi tần số mạch trước và sau điều trị 72
4.3.3. Thay đổi chỉ số huyết áp trước và sau điều trị 72
4.3.4. Tình trạng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau điều trị 76
4.4. Hiệu quả điều trị 78
4.5. Sự biến đổi độ thông điện và điện trở da tại các huyệt sau điều trị 79
4.5.1. Sự biến đổi độ thông điện tại huyệt sau điều trị 79
4.5.2. Về sự biến đổi điện trở da tại huyệt sau điều trị 80
Chương 5. Kết luận 83
Kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo 86
Phụ lục 9
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 894
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1051
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16