Mã tài liệu: 277040
Số trang: 0
Định dạng: zip
Dung lượng file: 485 Kb
Chuyên mục: Y Dược
MA HOÀNG THANG
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 12g
Quế chi 8g
Hạnh nhân 12g
Chích thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi là được, không cần uống tiếp.
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc vị:
Ma hoàng là chủ dược có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán phong hàn, tuyên phế, định suyễn.
Quế chi phát hãn giải cơ, ôn thông kinh lạc làm tăng thêm tác dụng phát hãn của Ma hoàng và chứng đau nhức mình mẩy.
Hạnh nhân tuyên phế, giáng khí giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng định suyễn.
Chích thảo tác dụng điều hòa các vị thuốc làm giảm tính cay táo của Quế chi và làm giảm tác dụng phát tán của Ma hoàng.
Ứng dụng lâm sàng: Thường dùng trong các trường hợp sau:
1. Đối với chứng ngoại cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho hen, khó thở nhiều đàm có thể bỏ Quế chi gọi là bài Tam ảo thang (Hòa tể cục phương).
2. Trường hợp ngoại cảm, phong hàn thấp, sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức mỏi cơ xương, gia Bạch truật để trừ thấp gọi là bài Ma hoàng gia Truật thang (Kim quỹ yếu lược).
3. Trên lâm sàng thường hay dùng bài Ma hoàng thang gia giảm để trị các chứng cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, hội chứng biểu thực, bài thuốc còn có tác dụng cả đối với những bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, lên cơn ho suyễn lúc cảm lạnh.
Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực, chứng không ra mồ hôi, đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, ngoại cảm phong nhiệt, cơ thể hư nhược, bệnh sản phụ mới sanh, người bị bệnh mất nước, mất máu nhiều đều không nên dùng.
Tài liệu tham khảo: Theo thử nghiệm kháng khuẩn các vị thuốc Ma hoàng, Quế chi, Cam thảo đều có tác dụng ức chế mạnh đối với virus cúm (theo Phương tể học).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem