TRANH CẦU – NGÀY ÊY, BÂY GIỜ
Nhắc đến Đình Đá (thôn An Mông – xã Tiên Phong), người ta thường nhớ tới mét ngôi đình cổ với kiến trúc bằng đá độc đáo, với những bức hoành phi, câu đối, thư tịch, sắc phong… có từ thời nhà Lý, nhà Lê; nhưng Ýt ai biết đến đây còn là nơi lưu giữ những phong tục hội hè, đình đám với những trò chơi dân gian độc đáo.
Năm nào cũng vậy, vào các ngày mùng 6 tháng giêng, mùng 5 tháng bảy và 12 tháng mười âm lịch, người dân An Mông lại nô nức trong không khí của hội hè, đình đám. Phong tục hội hè ở đình An Mông đã có từ lâu đời và từ xưa đến nay vẫn được người dân có ý thức bảo vệ. Vào những ngày làng có hội, người ta tổ chức tế lễ, rước kiệu; thi làm bánh, thi nấu chè kho cúng Thánh; thi chọi gà, đánh gậy, thi đấu cờ tướng, biểu diễn văn nghệ, thi đua thuyền trên sông Châu và thi “Vật cầu” (tranh cầu). Trong các trò chơi dân gian còn lưu giữ đến ngày nay, “vật cầu” được xem là trò chơi độc đáo, thú vị, có sức hÊp dẫn lớn với những người dân quanh năm vất vả bên luống dâu, con tằm, thửa ruộng.
Theo lời kể của những lão ông trong làng, trò chơi này đã có lịch sử mấy nghìn năm, nó gắn với tên tuổi của Nguyệt Nga – mét người con của quê hương, vị tướng tài thời Hai Bà Trưng. Tương truyền bà dùng trò chơi này để giúp binh lính rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ; nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, ý thức tập thể, tài năng và óc sáng tạo cho nhân dân. Ngày hội “tranh cầu” Tiên Phong có hội cầu lão và cầu giai. Trước kia công việc chuẩn bị cho hội được tiến hành từ cả tháng trước đó. Cầu lão hay cầu giai đều được hàng giáp cắt phiên, các đấu thủ được tuyển chọn phải là những người khoẻ mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt. Người tham dự được chia làm hai phe, mỗi bên 12 người. Nơi tổ chức trò tranh cầu là sân đình. Ở