Mã tài liệu: 117879
Số trang: 230
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,072 Kb
Chuyên mục: Văn học
Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn văn học nửa đầu thế kỉ XX có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam. Kể từ đây, nền văn học bắt đầu vận hành theo quĩ đạo hiện đại hóa, thoát ra khỏi phạm trù văn học trung đại, hòa nhịp với văn học thế giới. Trong giai đoạn văn học này, cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều trào lưu, trường phái văn học hiện đại như Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán…, sự ra đời và phát triển hết sức rầm rộ của phong trào Thơ Mới đã đem lại một cuộc cách mạng toàn diện trên lĩnh vực thơ ca nói riêng cũng như trên lĩnh vực văn học và văn hóa nói chung. Bởi phong trào này có tầm vóc và vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn học hiện đại, nên cho đến nay nó vẫn là một đối tượng nghiên cứu còn rất nhiều tiềm năng, mặc dù các công trình nghiên cứu về Thơ Mới đã hết sức đa dạng và phong phú.
Khi nghiên cứu về phong trào Thơ Mới, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến rất nhiều hiện tượng tiêu biểu, được coi là đỉnh cao của Thơ Mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính… Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của Thơ Mới còn do một phần đóng góp không nhỏ của những cây bút thời kì đầu, những người tuy không tham dự vào những thời khắc huy hoàng nhất của Thơ Mới, song đã lặng lẽ tìm tòi, khai phá, mở đường cho Thơ Mới, những người đã thai nghén và nâng niu Thơ Mới từ thuở sơ khai, những người đã tả xung hữu đột để bênh vực cho Thơ Mới trong cuộc chiến vô cùng quyết liệt với thơ cũ, đó là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm… Trong thế hệ những người có công khai sinh ra Thơ Mới này, thì Lưu Trọng Lư có một vị trí quan trọng hơn cả. Bởi ông không chỉ là một kiện tướng tiên phong trên mặt trận lí luận phê bình, mà còn là một trong những tác giả đầu tiên đã có những sáng tác thật sự thuyết phục, đem lại niềm hi vọng cho Thơ Mới. Vị trí quan trọng, đóng góp to lớn của ông trong phong trào Thơ Mới, những quan điểm nghệ thuật mới mẻ và tiến bộ, những đặc trưng của thế giới nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư, cho đến nay, gần như vẫn chưa được đề cập trong một công trình nghiên cứu xứng tầm.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Lưu Trọng Lư với sự hình thành ý thức nghệ thuật của Thơ Mới
Chương 2: Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới- nhìn từ góc độ cái tôi trữ tình và hình tượng thế giới.
Chương 3: Thơ Lưu Trọng Lư trong tiến trình cách tân nghệ thuật Thơ Mới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 287
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 160
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 230
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 19