Mã tài liệu: 128543
Số trang: 127
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Văn học
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề văn hóa đang được quan tâm, chú ý vì nhu cầu nhận thức dân tộc, vì sự cần thiết phải quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đất nước con người Việt Nam với thế giới; vì mục tiêu“xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sự phát triển văn hóa của mỗi dân tộc đều gắn liền với vận mệnh của dân tộc đó. Vì vậy việc xác định những giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của con người là cần thiết và quan trọng.
Văn học vốn được coi là gương mặt của văn hóa, tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Mỗi tác phẩm văn học đều mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng tạo, chuyển tải và giữ gìn văn hóa. Thông qua tác phẩm văn học, người đọc không chỉ nhìn thấy bức tranh đời sống con người với những sự kiện văn hóa đa dạng của nó, mà chính đặc điểm văn hóa còn là cơ sở khu biệt các giai đoạn, thời kì văn học và những đặc trưng nghệ thuật của văn chương. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt mà nó còn có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt là đối với tâm thức sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chương vì thế mà thể hiện những dấu ấn văn hóa nhất định.
Thực tế cho thấy, đã xuất hiện và tồn tại nhiều tác phẩm văn chương mang dấu ấn văn hóa, tạo thành một mảng màu khá đậm nét trong bức tranh toàn cảnh của nền văn học Việt Nam. Trong đó phải kể đến những sáng tác của các nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu…
Đỗ Chu đến với bạn đọc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với truyện ngắn Ao làng trích in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội (1962). Từ đó đến nay ông vẫn sáng tác đều đặn và hiệu quả. Trên hành trình đến với văn chương, Đỗ Chu đã thử ngòi bút trên nhiều thể loại: truyện vừa, truyện ngắn, bút kí…Trong đó, truyện ngắn là thể loại làm nên văn hiệu của ông. Bản thân nhà văn từng cho rằng: “tôi thấy mình chủ yếu là ngòi bút viết truyện ngắn”, “định mệnh đã gắn mình với truyện ngắn”. Tuy nhiên với sự ra đời của tập tùy bút Tản mạn trước đèn (đã được nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm 2005), ba năm sau tác giả lại trình làng tập tùy bút Thăm thẳm bóng người (tháng1/ 2008), dường như đã phá vỡ “định mệnh” của một cây bút có sở trường về truyện ngắn.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề về lý thuyết và tác giả Đỗ Chu
Chương II: Đặc điểm cái tôi văn hóa trong tùy bút Đỗ Chu
CHƯƠNG 3
MỘT VÀI PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CÁI TÔI VĂN HÓA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 2152
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 836
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 230
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 16