Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Tên tác phẩm không phải là tên một truyện ngắn trong tác phẩm mà như là một ước vọng trong cảm xúc của con người. Giá đâu đó có người đợi tôi – đợi để nhìn thấy, để sẻ chia và biết rằng trong cuộc sống này, luôn có ít nhất một người dõi về phía một người; luôn có một người đi tìm kiếm một người... Hành trình của nữ nhà văn Pháp Anna Gavalda trong tác phẩm không phải là hành trình kiếm tìm, chờ đợi “ai đó” cho mình, mà tác giả đã nhìn thấy, đã dõi theo những con-người-của-thời-đại. Gần như người viết đi một vòng quanh những cuộc đời, chạm vào cõi sâu thẳm trong tâm trạng của nhân vật để rồi mở ra một ngõ ngách khám phá cho người đọc. Mỗi truyện ngắn mở ra một tâm trạng. Độc giả bước vào đó, có thể hạnh phúc lất phất theo niềm vui mong manh, mà cũng có thể chênh vênh với những vỡ vụn tan loãng trong tâm tư của nhân vật. Bằng cách kể chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu thẳm, Anna Gavalda đã cuốn người xem vào những trang chữ của mình không phải bằng những tình huống gay cấn hay xung đột bất ngờ, mà bằng một sự chia sẻ chân thành và một sự đồng cảm sâu sắc, đầy thương yêu.
Những nhân vật nữ trong tác phẩm luôn mạnh mẽ và biết hy sinh, chịu đựng những dằn vặt, đau đớn nhất về mình. Sự hy sinh không cần phải tô vẽ, tự thân nó đã toát lên vẻ đẹp tinh khiết và thanh cao. Dường như chưa bao giờ có một sự phân biệt rạch ròi rằng người hy sinh cần được chia sẻ hay phải được chia sẻ. Bởi bản thân người hy sinh họ không cần gì cả, chỉ trong những khoảnh khắc mỉm cười giữa chênh vênh, bất chợt thao thức một ước vọng về nơi nào đó bất biến trong cuộc đời này “giá đâu đó có người đợi tôi...”. Để viết được tác phẩm này, Anna Gavalda đã dành một khoảng thời gian dài quan sát những người xung quanh, xem họ “thức dậy vào lúc mấy giờ, làm việc gì và thậm chí là họ thích ăn món tráng miệng nào”, hình dung ra “khuôn mặt, đôi bàn tay, cả màu sắc đôi tất họ mang dưới chân”. Rồi sau đó là “viết về họ”. Đơn giản như thế thôi nhưng vô hình tác giả lại trở thành ước vọng cho nhân vật. Bởi suốt những năm dài ấy, Anna đã ở “đâu đó” để “chờ đợi” mọi người...