Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->"Sự dị nghị về mối quan hệ giữa cô gái với cái chết của con ông được xem như là tuyệt mật đối với ông. Bề ngoài thì ông dửng dưng, nhưng bên trong ông tìm mọi cách để bưng bít nó lại. Không ngờ trưởng phòng quân pháp buộc phải đưa đơn của cô “con dâu” để nhờ ông “dẹp” vụ này. Ông đọc chưa hết, mắt đã nhoà đi, buông lá đơn, hai tay đấm xuống “ bàn” không phát ra tiếng kêu, chỉ thấy bụi bay lên, hai hàm răng ông nghiến lại, như muốn nhai ngấu nghiến kẻ đứng trước mặt…
Ông ấp hai tay vào mặt, hai vai rung rung từng chập, không còn biết gì đến những người đã đứng đầy ngoài cửa. Ông khóc như một đứa trẻ bị đòn đau, vừa như là tiếng khóc của một người cha mất con đến lúc này mới được bật ra. Buổi tối ông gặp tư lệnh và yêu cầu để cho ông xử lý việc này. Tôi cũng định gặp anh. Tiện anh sang đây, ta bàn luôn. Tôi không ngờ lòng tốt của tư lệnh lại bị lợi dụng. Sao lại ghê gớm thế? Vì thương tôi, thương cháu, tư lệnh đã làm tất cả việc gì có thể làm được để giúp cho cô bé ấy đi tìm cháu. Không ngờ cô ta lại lợi dụng sự ưu ái đó để làm những điều không ai có thể tưởng tượng nổi. Bây giờ lại quá trớn đến mức dám viết thư cho tư lệnh và làm đơn kiện để bôi nhọ danh dự gia đình tôi. Anh nói đi, suốt cả cuộc đời tôi chả nhẽ chỉ là một trò đùa cốt để đánh đổi lấy một kết cục như thế này.”
Không. "Đại tá không biết đùa". Đó là một người nghiêm chỉnh. Đặc biệt, đối với Tuỳ - đứa con trai duy nhất, ông luôn thể hiện là một người cha nghiêm khắc. Năm Tuỳ 13 tuổi, để đưa con rời xa đám bạn hư hỏng, ông yêu cầu công an huyện cho cậu ta đi tập trung cải tạo lao động sáu tháng. Sau đó, thay vì để con đi học ở nước ngoài, ông xin cho con vào làm trong một nhà máy rồi nhập ngũ nhằm rèn luyện bản thân. Ông còn ra sức ngăn cản mối tình của Tuỳ và Hoài, vì cậu ta còn trẻ, còn phải hướng tới những hoài bão, lí tưởng lớn lao hơn. Tuy nhiên, trái ngược với những gì mà ông mong đợi, ông đã vĩnh viễn mất đi đứa con yêu thương của mình. Với một giọng văn giản dị, tự nhiên, người đọc có cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến những gì diễn ra, được nghe những gì các nhân vật đang nói. Có thể, ấy là kiểu vứt bỏ đi những dấu câu, những “thủ tục” xuống dòng quen thuộc. Ngòi bút của người viết cứ vội vã, trôi tuột theo dòng chảy của câu chuyện như muốn chớp lấy, muốn thâu tóm tất cả để dâng tặng cho người đọc. “Đại tá không biết đùa”, và Lê Lựu cũng không hề đùa giỡn với văn chương.