Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Tác giả của "Chàng trai ở bến đợi xe", "Người và xe chạy dưới ánh trăng", "Tiếng thở dài qua rừng kim tước", "Tự sự 265 ngày...", lần này tái bản "Cõi người rung chuông tận thế". Cũng những trang viết được không chỉ bạn đọc Việt Nam, mà cả nhiều bạn đọc nước ngoài đón nhận thật tự nhiên và nồng hậu, bởi lẽ ở anh có sự tinh tế của văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ, và chính ở chỗ anh đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại.
Với tác phẩm này, lại một vấn đề của con người - nhân loại được đề cập đến: Thiện - Ác. Tác giả chọn cách đứng trên cỗ xe của cái ác: gần gũi, tòng phạm, hoá thân của cái ác... nên đã chỉ ra căn nguyên sâu xa hình thành cái ác (dù mù quáng hay có tính toán). Quả là cái ác vẫn còn đeo đẳng, khó buông tha ai, chúng ta thật đau đớn khi nhìn thấynhiều bạn trẻ chưa kịp trở thành công dân mà dòng máu ác đã đầy ứ. Sự cảnh báo nghiêm khắc là cần thiết, bởi nếu cỗ xe chở điều ác còn mù quáng lăn bánh, còn gây ra thù hận chồng chất, thì cuộc sống, nhân loại sẽ rơi vào thảm cảnh. Rung một tiếng chuông cảnh báo, liệu có chậm không?
Người ta giật mình vì sự nuông chiều của phụ huynh, sự quản lý sai lệch của không ít "lò đào tạo con người", sự quan liêu lãnh đạm của một bộ phận xã hội, sự ngừng trệ của tư duy... phải chăng là mảnh đất cho lối sống buông thả, ích kỷ, thực dụng; thả nổi cho lối sống thác loạn, vô hồn, không hoài bão lý tưởng. Trong khi vẫn còn đó những vết thương, di hại của chiến tranh, có chỗ còn sưng tấy nhức nhối mà chưa được khắc phục chữa trị. Thật đáng sợ, nếu đây đó ta nhìn thấy bức tranh cái ác đồng ca. Có thể nói tác phẩm đã góp một tiếng nói đầy tâm huyết, trăn trở, cùng ý nghĩa cảnh báo cần được nhìn nhận, mổ xẻ nghiêm túc.