Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ. Nếu chỉ là đau khổ và oan khiên thì chỉ làm nẩy ở người đọc sự uất ức, phẫn nộ. Người ta miems môi nghiến răng. Nhưng để làm rơi được giọt nước mắt thì phải có một cái gì khác, hoặc cao hơn sự căm giận, sự phẫn nộ. Cái đó chỉ có thể khơi gợi được ở cái thiện, cái đẹp và tình người. Chưa thể nói ở đây cái thiên, tình người đã thắng, đã vượt lên được cái ác, đã đè bẹp được những tâm địa tối tăm. Nhưng nó đã có thể tồn tại mà không bị vùi dập. Và tôi nghĩ đó là một chiến thắng của tác giả.
Quả là từ nhiều chục năm nay, nói đến hiện thực trong văn học chúng ta, bên những mặt tích cực, phấn chấn, hào hùng được mieu tả một cách hào phóng, thì những mảng tối, những bóng đen ta còn quá gượng nhẹ, hoặc né tránh. Biết nói thế nào khi trong đời sống cáci xấu cái ác không là là mặt chính, là bản chất, nhưng rồi, không biết “ma đưa lối, quỷ đưa đường “thế nào mà rồi bóng rối đã lấn dần ánh sáng và biết bao nhiêu con người lao động lương thiện lầm vào đau khổ, thậm chí tuyệt vọng. Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu, tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn giành cho nghệ thuật; và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi.
Tác giả đứng ở vị trí cậu bé Duy khi 15 tuổi nhìn lại 10 năm tuổi thơ của mình. Ngây thơ, bé bỏng, vụng dại mà trí tiệ, thông minh, sắc sảo, với một bản năng tự nhiên hướng về cái thiện mà trường đời là thầy. Và trường đời, đối với bé Duy, lại là những khổ đau bất công và đắng cay. Nhưng cái thiện ở Duy không nẩy sinh ngẫu nhiên, vì nó có sự ươm mầm ở một phía khác – Đó là bà nội, như một nhân vật cổ tích; là đứa em còi cọc như một đòi hỏi che chở; và không ít gương mặt khác trong cuộc sống như là điểm tựa tình thần cho con người. Duy cho ta hình ảnh một sự chống chọi để vượt lên bao đau khổ, oan khổ mà không quá tầm với tuổi lên mười, mà không cường điệu, giả tạo. Từ bé Duy, một câu hỏi đặt ra cho xã hội: bối cảnh nào, đất đai nào đã gieo trồng được những mần cây ấy? Dứt khoát không phải tiền bạc, sự giàu có, dư dật, sức mạnh quyền lực, thói ăn trên ngồi trốc, sự móc ngoặc và những liên minh ma quỷ. Và một chọn lựa cho số đông các bậc bố mẹ; hạnh phúc lớn nhất cho mỗi đơn vị gia đình, không thể là của cải, tiền tài, sự giàu sang, mà là những đứa con nên người, những đứa con như sự tiếp tục của cuộc đời.
Trên 200 trang sách, đọc một thôi, không có gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tưởng như không có nghệ thuật. Chúng ta đã ở vào cái lúc nghĩ về nghệ thuật là không đơn giản, là nhiều tầng nhiều nghĩa, là văn bản để ngỏ, là giọng điệu… Thậm chí phải là khó hiểu, phải đọc nhiều lần, thậm chí sau nhiều lần rồi vẫn có thể không hiểu, hoặc ai muốn hiểu thế nào thì tùy. Điều đó đúng thôi, vì lẽ tồn tại của nghệ thuật phải là những tìm tòi để không quanh quẩn, lặp lại nhau, lặp lại mình, Nhưng rốt cục, hướng phát triển của nghệ thuật vẫn phải là nhằm vào sự đa dạng, đa thành chứ không phải quyền uy của một giọng điệu. Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu, và xem ra cũng chỉ có một tầng nghĩa thôi. Ấy vậy mà tôi lại nghĩ, đó mới là hoặc vẫn là nghệ thuật đích thực. Cuốn sách hướng về một cuộc sống diễn ra quanh ta, với lô gich tự nhiên của nó, và với sự tiếp nhận tự nhiên ở từng người. Tác giả không can thiệp vào cả hai. Không lên giọng ồn ào để khuyên nhủ hoặc răn dạy, ép buộc. Cũng không thờ ơ, bàng quan, khách quan. Đi giữa hai cực ấy, Côi cút giữa cảnh đời mang một tiếng nói mới, so với nhiều cuốn trước đây, kể cả cuốn gần đây nhất của Ma Văn Kháng: Đám cưới không có giấy giá thú.