Virgil Gheorghiu sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Rabileni, Rumani.
Học xong triết học và thần học tại các trường đại học Bucarest và Heildelberg, ông làm báo rồi làm bí thư sứ quán Bộ Ngoại giao.
Sau khi Rumani thiết lập chế độ mới, ông không tán thành, bèn sang cư trú tại Pháp năm 1948. Cuốn tiểu thuyết GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM (1949) làm cho tiếng tăm ông lừng lẫy trong thế giới phương Tây.
Ba năm sau, ông xuất bản cuốn CƠ MAY THỨ HAI.
Sự nghiệp văn học của Virgil Gheorghiu có tính chất khá phức tạp. Khen nhiều mà chê cũng không ít. Nhất là trong phóng sự “Đôi bờ sông Dniestr bừng cháy”(1941) dư luận công kích ông dữ dội vì ca ngợi người lính của Hitler khi quân đội Rumani, sát cánh cùng quân Đức Quốc xã chiếm lại được Bessarabie Rumani.
Những tác phẩm của ông còn có “Những kẻ ăn mày phép lạ”, “Người đi du lịch một mình”, năm 1986, ông xuất bản một cuốn tập Hồi ký: “Chứng nhân của Giờ thứ hai mươi lăm”. Ngoài ra, Gheorghiu còn viết trên hai chục cuốn sách nữa, hầu hết thuộc lại tình báo bình thường, không có gì xuất sắc cho lắm.
Tuy nhiên với Virgil Gheorghiu, GIỜ THỨ HAI MƯƠI LĂM và CƠ MAY THỨ HAI. Thế là đủ!
Gây ấn tượng trong CƠ MAY THỨ HAI, đó là sự tàn sát. Dưới ngòi bút lạnh lùng có thể nói là đến tận cùng của tàn nhẫn, ông đã giết sạch, không chừa một ai, tất cả nhân vật của ông.