Info
Truyện vừa “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn lấy đề tài từ lịch sử hiện đại Trung Quốc. Nó được giải thưởng Mao Thuẫn và đã được đạo diễn điện ảnh tài danh Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và đạt giải thưởng “Con gấu vàng” ở Liên hoan phim Tây Berlin và “Quả pha lê vàng” tại Liên hoan phim Cáclôvi Vari. Cái mới của “Cao lương đỏ” là xây dựng nhân vật Từ Chiến Ngao, một thủ lĩnh thổ phỉ, lại có lòng yêu nước quyết chí đánh quân xâm lược Nhật Bản, điều này văn học Trung Quốc trước kia chưa hề có. Truyện của Mạc Ngôn vẫn có cốt truyện theo kiểu truyền thống, nhưng cái hấp dẫn người đọc là ở cảm giác mới lạ. Cảm giác mới lạ này mang đậm sắc thái chủ quan của tác giả. Cái chết thường mang lại cảm giác đau thương, sợ hãi, nhưng cái chết của người bà dưới ngòi bút của Mạc Ngôn lại mang cho người đọc một cảm giác tự do, giải thoát và khoái lạc! Nhân vật trong “Cao lương đỏ” ngang tàng, khí phách, phóng túng, tự do, dám phá bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phong tục để đến với sự giải phóng cá tính. Từ Chiếm Ngao, Phương Liên là những nhân vật vừa đáng yêu, vừa đáng trách, vừa thánh thiện, vừa phàm tục. Cuộc kháng chiến chống Nhật đã giúp họ lột xác trở thành anh hùng đáng khâm phục.Bối cảnh câu chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô khỏi tay bọn cướp. Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.