Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
span.apple-style-span
{mso-style-name:apple-style-span;}
span.apple-converted-space
{mso-style-name:apple-converted-space;}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Trong các nhà thơ mới, Xuân Diệu thì "mới nhất", còn Nguyễn Bính "quen nhất" trong khi Hàn Mặc Tử lại "lạ nhất". Về sắc điệu trữ tình, một người là "thi sĩ của tình yêu", một người là "thi sĩ của thương yêu" còn người kia là "thi sĩ của đau thương". Nhìn kỹ từng cá thể của bộ ba hình tượng kia có thể thấy mỗi một hình tượng bao giờ cũng là một chỉnh thể được tạo bởi sự thống nhất của các đối cực, bao gồm cả tương tranh và chuyển hoá lẫn nhau. Tác giả lớn được tạo bởi những tác phẩm lớn. Nói ở một chiều khác, những phẩm chất nghệ thuật lớn phải được kết tinh vào những tác phẩm lớn. Mỗi một đỉnh cao được đề cập ở đây sẽ được soi rọi kĩ hơn vào những tác phẩm thực sự là đỉnh cao của họ. Đây cũng là dịp chúng ta hình dung ra tầm vóc vĩ mô của mỗi vị qua thế giới vi mô...
Sinh thời, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính chả mặn mà lắm về con đường nghệ thuật của nhau. Phát biểu về nhau, đây đó, cũng có những lời cơm chưa thật lành canh chưa thật ngọt. Âu đó cũng là sự thường. Xác tín nghệ thuật vốn là những chuyện hoàn toàn chủ quan, mà những cá tính lớn lại vẫn thường cực đoan. Có thế thì họ mới đủ kiên định dấn thân "tới bến" trên những nẻo đi riêng. Dầu sao, sự ấy chỉ còn là câu chuyện của thế kỉ trước. Giờ đây, ở thế giới bên kia, hẳn các vị đã rộng rãi vô tư với nhau hơn. Còn ở thế giới bên này, tôi xin được mời họ ngồi chung một chiếu. Trong các nhà Thơ Mới, Xuân Diệu thì "mới nhất", còn Nguyễn Bính "quen nhất", trong khi Hàn Mặc Tử lại "lạ nhất". Về sắc điệu trữ tình, một người là "thi sĩ của tình yêu", một người là "thi sĩ của thương yêu", còn người kia là "thi sĩ của đau thương". Người này cầm cờ nhóm "Xuân Huy", người kia lĩnh xướng "dòng thơ quê", người còn lại cai trị "trường thơ loạn". Tôi không định ép họ vào bộ "tam đa bất đắc dĩ" của Thơ Mới. Nhưng tôi nghĩ, sau bao thăng trầm như thế, ba vị vẫn nắm giữ ba kỉ lục lớn ấy, giờ ngồi chung một cỗ hẳn sẽ vui lắm! Họ sẽ quí nhau và thương nhau hơn!
Thực mà nói, khi chọn những gương mặt tiêu biểu nhất của Thơ Mới, người ta đã đưa ra những danh sách khác nhau. Người này chọn top 9, người kia chọn top 7, lại có người chọn top 5, rồi top 4... Dù 4 hay 5, 7 hay 9, có thể sót người này, có thể thiếu người kia, nhưng ở đâu tôi cũng thấy danh sách không thể vắng mặt Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Nếu vắng họ, Thơ Mới sẽ ra sao nhỉ? Thật không thể hình dung nổi. Có thể gọi đó là ba cái chân kiềng của Thơ Mới. Nhưng, tôi thích hình dung họ là đỉnh "Tam đảo", "Ba vì" của Thơ Mới hơn.