Mã tài liệu: 120741
Số trang: 34
Định dạng: docx
Dung lượng file: 218 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
Mục đích xuất hiện và tồn tại của Slogan chính là để người tiêu dùng nhớ đến bản thân nó, nghĩa là nhớ đến mẫu quảng cáo và sản phẩm được quảng cáo theo phản ứng tâm lý dây chuyền, sau khi có thể quên hết các nội dung ngôn ngữ khác trong mẫu quảng cáo. Do đó, lựa chọn một slogan độc đáo, hiệu quả và không gây phản cảm đối với công chúng là một công việc quan trọng và là một nghệ thuật sáng tạo không thể xem nhẹ trong quá trình thực hiện mẫu quảng cáo. Thiết nghĩ, lướt qua một số slogan xuất hiện trên báo chí trong thời gian qua cũng là cách mở ra một góc nhìn về văn hoá quảng cáo ở nước ta hiện nay.
Do không thể chuyển tải hết nội dung thông tin của toàn bộ mẫu quảng cáo, các nhà quảng cáo buộc phải lựa chọn một khía cạnh cần nhấn mạnh nào đó để đưa vào slogan. Thông thường, nội dung của slogan có thể là gợi lại hay hứa hẹn lợi ích cho người tiêu dùng, chẳng hạn "lợi ích đôi chân", "cơ hội lớn nhất trong năm để sở hữu xe Ford"..., hoặc nhấn mạnh lại chất lượng vượt trội của sản phẩm, chẳng hạn "điểm mười cho chất lượng", "ấn tượng khó phai"... Dạng slogan có nội dung này xuất hiện nhiều trong các mẫu quảng cáo trên báo chí, đặc biệt đối với các mặt hàng Thành phố Hồ Chí Minh, mỹ phẩm, đồ dùng điện tử, xe hơi... Trong bối cảnh các nhà sản xuất và phân phối liên tục tung ra các chương trình quà tặng, xổ số, khuyến mãi như hiện nay, chúng còn có thể kết hợp đảm nhận thêm nhiệm vụ khuyến dụ người tiêu dùng mua hàng để trúng thưởng, kiểu như "mua xe BMW, trúng xe BMW". Nhìn chung, ngôn từ của slogan thường được sử dụng khá sang trọng, chăm chút, thậm chí có khi bóng bẩy quá đà như "ru giấc mơ hồng" của một hãng sản xuất quạt máy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng dễ bị bỏ quên và trở nên nhàm giữa một "rừng" các mẫu quảng cáo sản phẩm cùng loại.
Để gây ấn tượng hơn, một số slogan chuyển mục tiêu "đánh" vào tình cảm, tâm lý của người tiêu dùng. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm của các bà mẹ dành cho con nhỏ, được các hãng sữa khai thác tối đa, từ "giúp bé thông minh ngay từ đầu", "soi bước thiên tài" đến "cho bé niềm vui sáng tạo", đến độ một vị bác sỹ đã phải đánh tiếng trên báo với các bà mẹ rằng, không phải cứ ra hãng sữa là mua được trí thông minh cho các cháu bé! Tâm lý thích nổi trội và thích được phong "sành điệu" của một số cô cậu mới lớn thì nằm trong tầm nhắm của một số hãng xe, nhất là xe gắn máy. Công ty S, liên tục tung ra những câu khẩu hiệu ngắn củn như "cơn lốc xanh", "đầy kiêu hãnh", "thấy sẽ tin"..., đọc lên nghe lưng lửng như "khiêu khích" tính háo thắng của đối tượng khách hàng mục tiêu dạng này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 888
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem