Mã tài liệu: 301615
Số trang: 14
Định dạng: rar
Dung lượng file: 115 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
[FONT=Times New Roman]. QUAN ĐIỂM MACXIT VỀ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG.
C.Mác khẳng định con người sáng tạo ra tín ngưỡng, tôn giáo chứ không phải chỉ sáng tạo ra biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo. Như các nhà duy vật trước Mác đã thừa nhận, tín ngưỡng tôn giáo về bản chất là sản phẩm của con người sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo thuộc đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại Xã hội và chịu sự quy định của tồn tại Xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá, khoác cho thần thành những sức mạnh siêu nhiên.
Vì vậy Mác cho rằng, cần phải xuất phát từ con người tỏng hành động hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng của quá trình ấy [33, 37-38].
VI.Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nẩy sinh niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm: Nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức, và nguồn gốc tâm lý.
1.1. Nguồn gốc Xã hội của tôn giáo:
Tôn giáo học Macxit cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn gốc Xã hội của tôn giáo. Như chúng ta biết, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được thực hiện và thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có.
Những phương tiện công cụ kém phát triển bao nhiều thì con người càng yếu đuối bấy nhiêu trước tự nhiên, và những lực lượng tự nhiên càng thống trị con người bấy nhiêu.
Như vậy không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình dodọ sản xuất quy định. Đây chính là nguồn gốc Xã hội của tôn giáo. Nguồn gốc Xã hội của tôn giáo bao hàm cả mối quan hệ con người với con người, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển Xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế dodọ người bóc lột người.
Khi nêu lên đặc trưng của nguồn gốc Xã hội của tôn giáo trong Xã hội tư bản, V.I.Lênin viết “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản, mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản, tiểu chủ cũng đe doạ đem lại cho họ sự phá sản đột ngột bất ngờ, ngẫu nhiên, làm cho họ phải diệt vong biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói. Đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý tới trước hết và trên hết nếu người ấy không muốn là một người duy vật sơ đẳng”. [19.515-516].
Trong các Xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột người là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo. Người nô lệ, người nông dân, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác dodọng của lực lượng Xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát dưdợc, mà họ còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, áp bức về chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thanà. Quần chúng bị áp bức không thể tìm ra lối thoát hiện thực của ách áp bức trên trái đất, nưhng họ đã tìm ra lối thoát ở trên trời, ở thế giới bên kia. Tôn giáo, VI.Lênin viết “là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải suốt đời lao động cho người khác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô dodọc. Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra niềm tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu...” [18. 169-170].
Luận văn chia làm 3 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3172
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 931
👁 Lượt xem: 2340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2281
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem