Mã tài liệu: 287433
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 249 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 563 trước Công Nguyên tại Kapilavastu. Là hoàng tử của nhà vua Satđođana, nước Capilavatu. Năm 29 tuổi, Siddhartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm cho mình một con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát. Từ đó ông được gọi là Buddha nghĩa là giác ngộ. Về sau các đệ tử tôn xưng ông là Sakia Muni (Thích ca Mâu ni). Quãng đời còn lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình. Năm 80 tuổi Phật qua đời.
Học thuyết phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Chân lý ấy được thể hiện trong tứ diệu đế:
Khổ đế
Tập đế
Diệt đế
Đạo đế
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vật. Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành . Đạo Phật khái quát lại thành 12 nhân duyên. Đó là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi.
Như vậy đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo nguyên thủy là không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần nhưng là duy tâm chủ quan
Sau khi Phật tổ qua đời, Đại hội Phật giáo lần thứ nhất được triệu tập vào cuối thế kỉ V trước Công nguyên. Kinh điển của Phật giáo đã được biên soạn gồm hai nội dung chính là Pháp và Luật. Pháp là những lời thuyết giáo của Phật được chép lại theo kí ức các đệ tử. Luật là quy chế do Đại hội thảo ra. Một trăm năm sau Đại hội lần thứ hai được triệu tập. Số đông tín đồ đòi chữa lại luật, họ bị đại hội trục xuất nên đã thành lập một phái riêng là phái đại chúng bộ. Chính phái này là tiền thân của phái Đại thừa sau này. Đến thế kỉ III trước CN, Đại hội lần thứ III được triệu tập để chấn chỉnh tổ chức và giáo lý của mình. Thời kì này là thời kì phát triển nhất của Đạo Phật ở Ấn Độ. Đến thế kỉ I trước CN, Đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập. Đại hội này đã thong qua giáo lý phật giáo cải cách và được gọi là phái đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ gọi là phái Tiểu thừa. Sự khác nhau giữa hai phái được biểu hiện ở hai mặt sau:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1297
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 3781
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem