Mã tài liệu: 301716
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 73 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo (Nho giáo văn hoá khuyên). Nho giáo đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc tới Xã hội Việt Nam thời kỳ trung cận đại. Trải qua những chuyển biến Xã hội, văn hoá thế kỷ 20, Nho giáo đã mất địa vị độc tôn, chính thống và luân lạc trong dân gian như nhiều quốc gia khác trong khu vực Ðông Á. Vấn đề đặt ra là, qua những biến động của thế kỷ 20, Nho giáo có còn tồn tại hay không? Nó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, Xã hội, tư tưởng của thế kỷ 21 như hệ thống thế nào? Người ta có thể đoán định về vận mệnh của nó trong tương lai hay không? Thái độ khoa học cần phải có đối với Nho giáo trong tương lai như thế nào? Bài viết đặt mục tiêu góp phần giải đáp những vấn đề đó. Tuy nhiên, đoán định về ảnh hưởng của Nho giáo trong Xã hội Việt Nam thế kỷ 21 là công việc lớn, phức tạp và luôn là quá sức đối với bất kỳ một cá nhân nào. Bài viết này tỏ một vài ý kiến còn ở mức độ nông cạn, bước đầu thậm chí còn ở mức cảm tính về vấn đề nan giải nhưng cấp bách đang đặt ra.
Các quan điểm của người viết được trình bày dựa trên cơ sở những nhận thức, đánh giá về những đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam thời kỳ trung cận đại, cùng những điểm chung, điểm khác biệt quan trọng của nó so với Nho giáo các nước khu vực. Những đặc điểm của Nho giáo truyền thống Việt Nam là nhân tố nội tại của Nho học quy định những ngả đường vận động của nó trong thời kỳ hiện đại.
Bài viết cũng coi bước chuyển biến sâu sắc, toàn diện của Xã hội Việt Nam thế kỷ 20, sự đứt đoạn và tiếp nối, quá trình chuyển hoá hiện đại các yếu tố của nền văn hoá Việt Nam là đối tượng được đặc biệt chú ý trong quá trình phân tích và lấy đó làm cơ sở để đoán định tương lai của Nho giáo tại Việt Nam.
Giống như mọi hiện tượng văn hoá khác, Nho giáo chịu sự quy định của thực tại. Người viết cân nhắc những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của Việt Nam cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, chính sách văn hoá, Xã hội của Ðảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam cùng nhiều nhân tố khác nhau của Xã hội Việt Nam để suy đoán về ảnh hưởng Nho giáo trong tương lai.
Nho giáo đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng mới ở khu vực Ðông á - Ðông Nam Á và trên thế giới. Các học giả Trung Quốc, Ðại lục, học giả Âu - Mỹ và đặc biệt là các vị Tôn nho gia Cảng - Ðài đã có những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu Nho học truyền thống cũng như quá trình chuyển hoá sáng tạo Nho học truyền thống. Người viết không thể không tính tới những khả năng ảnh hưởng mới của Nho giáo khu vực đối với Việt Nam, cũng có nghĩa là phải đặt Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ 21 trong bối cảnh Nho giáo Châu Á thế kỷ 21 nói chung để nhìn nhận.
Ngoài những cơ sở có tính chất nguyên lý chung phổ quát của sự phát triển văn hoá như vừa nêu trên, người viết cũng lưu tâm thích đáng tới nhân tố có tính năng động, chủ quan, không kém phần hệ trọng đối với việc quyết định đường hướng, diện mạo tương lai Nho giáo - đó là nhận thức, thái độ hiểu biết và tình cảm của tầng lớp trí thức.
Dù nghiên cứu Nho học truyền thống hay nghiên cứu khả năng tái sinh của nó trong tương lai, người viết luôn quán xuyến quan điểm khẳng định sự tồn tại của Việt Nho - một thực thể văn hoá, tư tưởng độc lập và sống động so với Nho giáo ở các quốc gia Ðông Á. Nó không phải là một tử vật được trưng bày trong bảo tàng, cũng không phải một phiên bản có tính rút gọn giản đơn của Nho giáo Trung Quốc. Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam quá khứ - hiện tại - tương lai đều phải lấy Việt Nam làm bản vị chứ không phải lấy Trung Quốc làm bản vị. So sánh tìm dị biệt là cần thiết nhưng chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhận đồng, khẳng định
những điểm chung quan trọng giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo các nước khu vực. Tương lai của Nho giáo ở Việt Nam cũng là một bộ phận của Nho giáo Châu Á trong tương lai. Trên cơ sở một số nguyên tắc và cơ sở nhận thức như vạy chúng tôi trình bầy sự đoán định của mình về tương lai của Nho giáo Việt Nam thế kỷ 21.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 8061
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 34
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 3781
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 2323
⬇ Lượt tải: 51
Những tài liệu bạn đã xem