Mã tài liệu: 287411
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 534 Kb
Chuyên mục: Quản lý văn hóa
MỤC LỤC
I. Lịch sử 1
II. Kiến trúc 1
1. Kiến trúc chung của chùa Việt Nam 1
2. Kiến trúc chùa Thầy 5
II. Nghệ thuật kiến trúc chùa Thầy với Phật Giáo Mật Tông 8
III. Tài liệu tham khảo 14
Một số hình ảnh về chùa Thầy 15
Lời nói đầu
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nôị (Hà Tây cũ)), theo phía Tây Nam, đi theo đường Láng- Hoà Lạc. Sài sơn có tên Nôm là Núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
I. Lịch sử
Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát thác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải Am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; Sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
II. Kiến trúc
1. Kiến trúc chung của chùa Việt Nam
Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem