Tìm tài liệu

Bao ton va phat huy gia tri di san co vat gom su o nuoc ta hien nay Qua kha o sa t Ha No i Nam Di nh va Ninh Bi nh

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh

Upload bởi: chungtsc

Mã tài liệu: 249341

Số trang: 112

Định dạng: rar

Dung lượng file: 494 Kb

Chuyên mục: Quản lý văn hóa

Info

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa đó đã làm nên sức sức sống trường tồn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, bảo vệ nền độc lập, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngày nay thế giới đang đứng trước xu thế hội nhập và phát triển. Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa và vai trò của văn hóa được đề cao đến như vậy . Văn hóa, được xem là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội như trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo cáo chính trị của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, một lần nữa khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tăng sức đề kháng chống những văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và hoạt động của nhân dân”[URL="/#_ftn1"][FONT="] Phát triển nền văn hóa chính là hiện đại hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Đảng ta khẳng định di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa cổ vật nói riêng là tài sản của nhân dân, phục vụ lợi ích của toàn xã hội, mọi tổ chức, mọi ngành, mọi cấp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa. Trong quá trình phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Di sản cổ vật và cổ vật gốm sứ là một bộ phận cấu thành quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Trong những năm qua, việc bảo vệ di sản văn hóa, các di tích và cổ vật nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực.

Nhiều bảo tàng nhà nước, các ngành đã được quan tâm đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ, con người để xây mới, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp và khai thác tiềm năng của di sản văn hóa, gắn việc trưng bày, triển lãm với lễ hội, du lịch góp phần trực tiếp làm ra kinh tế cho đất nước.

Nhiều bảo tàng tư nhân, nhiều bộ sưu tập cá nhân đã được công chúng đón nhận và trân trọng, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.

Các cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ, giao lưu, đấu giá ngày một nhiều hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản văn hóa dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, sự hình thành thị trường hàng hóa văn hóa nói chung, thị trường cổ vật và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng là tất yếu khách quan. Vấn đề bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật đang đứng trước những cơ hội mới và những thách thức khốc liệt của yếu tố kinh tế thuần túy, nạn trộm cắp cổ vật ở nhiều địa phương có chiều hướng tăng lên một cách rõ rệt. Riêng cổ vật gốm sứ, việc đào bới, trục vớt trái phép cổ vật ở trong lòng đất và dưới biển cũng gia tăng, đặc biệt, hiện tượng tranh giành, mua bán, lừa đảo cổ vật gốm sứ diễn ra công khai, có khi rất sôi động, trái với những quy định của pháp luật, tạo nên sự không lành mạnh trong thị trường hàng hóa văn hóa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở Việt Nam.

Trước đây, dù pháp luật không thừa nhận sở hữu tư nhân về di sản văn hóa và nghiêm cấm mọi hành vi mua bán cổ vật nhưng trên thực tế vẫn tồn tại một thị trường “đen” về cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ. Từ “giới thợ chạy” ở các địa phương, cổ vật được tuồn về Hà Nội, về thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng bày bán công khai trong các tiệm với cái tên danh nghĩa “Hàng lưu niệm” . Những đường phố như Hàng Đào, Hàng Ngang, Kim Liên, Nghi Tàm, Đồng Khởi, Lê Công Kiều đã từng là những tụ điểm buôn bán cổ vật vô cùng náo nhiệt. Nhiều cổ vật về tay “con buôn” được bán bằng ngoại tệ mạnh, phần lớn là cho người sưu tập nước ngoài mà trong đó không ít là con buôn cỡ quốc tế . Cổ vật Việt Nam, vì thế bị thất thoát, “chảy máu” trầm trọng. Hiện tượng các cổ vật gốm sứ có giá trị kinh tế cao, giá trị thẩm mỹ đẹp, giá trị lịch sử quan trọng đang có nguy cơ bị sâm hại và “chảy máu” ra thị trường quốc tế.

Luật di sản văn hóa- 2001 ra đời, cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ ở nước ta nói riêng đã được nhà nước cho phép công khai mua, bán, trao đổi , thẩm định, đấu giá vv. Cổ vật được chính thức nhìn nhận dưới góc độ là một loại tài sản, loại hàng hóa đặc biệt, không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học mà còn có khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao cho các chủ sở hữu.

Việc đánh giá, thẩm định, mua bán, trao đổi các tài sản văn hóa cổ vật, trong đó có cổ vật gốm sứ có nguồn gốc bất hợp pháp không những chưa chấm dứt mà còn gia tăng một cách sôi động, những điều đó cho thấy nếu tiếp tục bông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát chặt chẽ, vô hình chung, chúng ta đang dần biến thị trường cổ vật mặc nhiên thành nơi tiêu thụ các tài sản do trộm cắp, do đào bới trái phép, do không được giám định thật giả, nông, sâu vv Điều đó không những dẫn đến sự thất thu thuế của nhà nước, mà quan trọng hơn, là làm thất thoát đi một khối lượng không nhỏ di sản cổ vật của đất nước, một loại tài sản đặc biệt. Kinh nghiệm của nhiều nước đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, nhiều khi gấp hàng trăm, hàng ngàn lần để mong mua lại những cổ vật của chính dân tộc mình.

Thực tế, chúng ta đang đứng trước những câu hỏi: Vai trò của cổ vật gốm sứ Việt Nam như thế nào đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ hiện nay ra sao? Đã có thị trường cổ vật gốm sứ thực sự chưa? Việc tổ chức, quản lý như thế nào? . Để có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật nói chung và cổ vật gốm sứ nói riêng, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cổ vật gốm sứ, định hướng cho thị trường cổ vật gốm sứ phát triển lành mạnh, hoạt động đúng quy luật, góp phần quan trọng trong việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ là bài toán cần có những lời giải đáp hết sức cụ thể và cấp thiết.

Trên đây là những là những lý do nghiên cứu của đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay ( Qua khảo sát Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình) ”.

2. Tình hình nghiên cứu

Hoạt động bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ rất đáng phấn khởi, nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhiều hơn trong công tác nhiên cứu, trưng bày và quảng bá giá trị văn hóa cổ vật ở trong nước và quốc tế, nhiều cuộc hội thảo, triển lãm, trưng bày, hội chợ, festival vv đã được tổ chức và bước đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thị trường hàng hóa văn hóa nói chung và thị trường cổ vật gốm sứ nói riêng đã dần dần hình thành, phát triển và đã chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nó phản ánh tập trung mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể thấy:

2.1. Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN được thể hiện trong các văn kiện: Nghị quyết hội nghị TW4 khóa VII, văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX, Nghị quyết TW5 khóa VIII, kết luận Hội Nghị TW 10 khóa IX.

Từ nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW khóa VII đã bàn đến những khía cạnh kinh tế trong hoạt động và kinh doanh hàng hóa văn hóa ở nước ta. Ví dụ những vấn đề được nêu ra: bằng mọi cách phải đưa các giá trị văn hóa của dân tộc và thế giới đến với nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài dưới nhiều hình thức như mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm Tháng 12 năm 1995, bộ văn hóa thông tin đã triển khai thực hiện văn bản của Chính phủ về việc tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng vv. Đặc biệt nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đã đưa ra một số chính sách kinh tế trong văn hóa rất quan trọng.

Có thể nói, đó là những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa định hướng không những cho công tác nghiên cứu trên lĩnh vực này, mà còn là cơ sở cho các hoạt động văn hóa nói chung và quản lý thị trường hàng hóa văn hóa nói riêng.

Luật di sản văn hóa (2001). Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học (2002). Trong chỉ thị này, đã có phân công trách nhiệm cho các ngành, các cơ quan chức năng như Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ công an, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Ban tôn giáo của Chính phủ trong việc quản lý các cổ vật. Quyết định số 68/2006/QĐ-BTC Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, nội dung và lệ phí cấp phép xuất khẩu văn hóa phẩm. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP Về sử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Chỉ thị của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch số 84/2008/CT-Bộ VH.TT.DL Về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 gồm 7 chương, 36 điều, có hiệu lực từ ngày 6-11-2010, thay thế nghị định số 92/2002 NĐ-CP ngày 11-11-2002 của chính phủ.

Hiện nay trung tâm UNESCO nghiên cứu, bảo tồn cổ vật Việt Nam cũng đang có nhiều hoạt động tích cực liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật.

Những định hướng trong chủ trương phát triển văn hóa và kinh tế, sự cố gắng của Chính phủ đã tác động quan trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta.

2.2. Những nghiên cứu vấn đề trên bình diện rộng về lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế như: Kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển, phát triển văn hóa trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Sự tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa hiện nay, phát triển văn hóa, phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ví dụ như những công trình nghiên cứu và các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước:

Văn hóa vì phát triển – GS. Phạm Xuân Nam, Nxb CTQG Hà Nội 1998.

Văn hóa Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa về kinh tế ( Đề tài cấp Bộ đấu thầu. Học viện CTQG- HCM do PGS, TS. Phạm Duy Đức chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2005).

2.3. Bước đầu nghiên cứu về lý luận của thị trường hàng hóa văn hóa trên các mặt chủ yếu như: Vấn đề kinh tế trong văn hóa, bản chất của hàng hóa văn hóa tinh thần, quản lý thị trường văn hóa và cơ chế quản lý thị trường văn hóa, thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam có các công trình:

Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta - GS,TS Hoàng Vinh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,1999 )

Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa - PGS, TS Lê Ngọc Tòng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2004 )

Thị trường văn hóa phẩm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (đề tài cấp bộ, Học viện CT. QG HCM - TS Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2008)

2.4. Một số công trình và đề tài nghiên cứu về quản lý các hoạt động văn hóa và cơ chế hoạt động văn hóa trong điều kiện hiện nay ở nước ta , Như :

Theo dấu các văn hóa cổ của tác giả Hà Văn Tấn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội,1997.

Bảo tồn và phát huy giá trị danh nhân văn hóa truyền thống Việt nam Tác giả Diêm Thị Đường, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội 1998.

Các nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở Việt Nam (Phạm Văn Đấu và Phạm Võ Thanh Hà, Nxb văn hóa thông tin, 2010

Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam (Tập bài giảng văn hóa của trường đại học văn hóa Hà Nội, của tác giả Hoàng Sơn Cường- Nxb Văn hóa thông tin- Hà Nội,1998)

Quản lý hoạt động văn hóa (của tác giả Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998).

Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (Đề tài cấp bộ, Học viện CTQG. HCM- do GS, TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2000).

Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hóa phẩm hiện thời ở nước ta. (Đề tài cấp bộ. Học viện CTQG.HCM- Do GS,TS Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2005)

2.5. Sách về cổ vật gốm sứ, thú chơi cổ vật của một số tác giả như Vương Hồng Sển (TP Hồ Chí Minh). TS,Trần Đức Anh Sơn (Huế) và một số bài viết trên tạp chí: Cổ vật Tinh Hoa, Cổ vật Thiên trường, một số bài viết trên các báo và trên mạng Internet .vv.

Có thể nói, chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chắc chắn đề tài sẽ gặp nhiều khó khăn cả về lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu:

3.1. Mục đích:

Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay. sự hình thành, phát triển của thị trường cổ vật gốm sứ ở Việt Nam trong 10 năm qua, (qua khảo sát thực tế ở Hà Nội và một số tỉnh) trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển thị trường cổ vật gốm sứ ở nước ta theo hướng tích cực, công khai, lành mạnh và hội nhập quốc tế,

3.2. Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:

Làm rõ cơ sở lý luận của việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ ở Việt nam trong thời gian qua (Qua khảo sát ở Hà Nội và các tỉnh Nam Định, Ninh Bình)

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của văn hóa cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay, xây dựng một thị trường cổ vật gốm sứ phát triển công khai, minh bạch, lành mạnh và hội nhập quốc tế .

3.3. Phạm vi nghiên cứu:

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt nam và phát triển thị trường cổ vật gốm sứ là vấn đề rất rộng và mới.

Vì những lý do khác nhau, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tế việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật gốm sứ và thị trường cổ vật gốm sứ Việt nam trong 10 năm qua (Tính từ thời điểm ra đời luật di sản Việt Nam năm 2001) .Đề tài cũng chỉ tập trung khảo sát thực tế ở một số địa phương khu vực phía bắc là Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển, quan điểm của Đảng ta về phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đề tài sử dụng các phương pháp liên/đa ngành; Phương pháp phân tích- tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam và sự vận động của thị trường cổ vật gốm sứ ở nước ta trong thời gian qua.

Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy; làm cơ sở cho các nhà quản lý một hướng tiếp cận về quản lý thị trường văn hóa gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

6. Kết cấu của luận văn

Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương 9 tiết:

Chương I: Di sản văn hóa cổ vật gốm sứ đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Chương II: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cổ vật gốm sứ Việt Nam

Chương III: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam

[URL="/#_ftnref1"][FONT="] ( Đảng cộng sản Việt nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,H.2006.Tr213.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh
  • Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn ...

Upload: tour_in_haiphong

📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 585
Lượt tải: 16

Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn ...

Upload: cchanh

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 573
Lượt tải: 18

Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em ...

Upload: tuananh6789

📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 712
Lượt tải: 16

Tiểu luận Báo cáo về vấn đề tôn giáo Những ...

Upload: tay_choi_nghiep_du

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3172
Lượt tải: 26

Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay

Upload: skynet2896

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 624
Lượt tải: 21

Bảo tồn di sản văn hóa Di sản văn hóa Phi ...

Upload: fenebache

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 649
Lượt tải: 19

Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ...

Upload: number_zero

📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 530
Lượt tải: 17

Quá trình du nhập phát triển và ảnh hưởng ...

Upload: support

📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 660
Lượt tải: 16

Nguyên nhân phương hướng và một số giải pháp ...

Upload: thangnvsm

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 687
Lượt tải: 16

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn ...

Upload: kuchuoi3

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2133
Lượt tải: 17

1số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hóa ...

Upload: mb_thaibinh

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 409
Lượt tải: 16

1số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hóa ...

Upload: italianoqhung

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 543
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật ...

Upload: chungtsc

📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 547
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Quản lý văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa đó đã làm nên sức sức sống trường tồn, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng trầm của zip Đăng bởi
5 stars - 249341 reviews
Thông tin tài liệu 112 trang Đăng bởi: chungtsc - 13/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 13/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cổ vật gốm sứ ở nước ta hiện nay Qua kha o sa t Ha Nô i Nam Đi nh va Ninh Bi nh