Mã tài liệu: 224247
Số trang: 16
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 167 Kb
Chuyên mục: Ngôn ngữ học
Đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao
TRÍCH DẪN
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI
Văn học dân gian là phần lời của văn nghệ dân gian, một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, trong đó nghệ thuật ngôn từ đóng vai trò quan trọng và luôn gắn liền với các thành tố nghệ thuật khác của nghệ thuật biểu diễn dân gian.
Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người đọc, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian nhân dân, ca dao Việt Nam đã trở thành những viên ngọc óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc. Có thể nói hàng ngàn thế hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít hơn một câu ca dao. Điều đó cũng đủ cho ta thấy ca dao Việt Nam đi sâu vào đời sống tinh thần, tâm hồn mọi người dân đất Việt.
Ca dao đã vận dụng mọi khả năng ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện một cách chính xác tinh tế cuộc sống và hơn thế nữa để biểu hiện một cách sinh động và đầy hình tượng nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống. Và sẽ thật đáng tiếc cho những ai không biết cái hay vẻ đẹp toát ra từ những câu ca dao như: hình tượng người phụ nữ, những lời tỏ tình mượt mà của các chàng trai cô gái trong ca dao, hay những lời ru của bà của mẹ ru con vào giấc ngủ. Khi lớn lên chúng ta tìm về tuổi thơ với lời ru thoang thoảng hiện về trong ký ức. Bởi ca dao dùng một loại ngôn ngữ rất đặc trưng - ngôn ngữ thuần Việt ngôn ngữ rất đời thường rất gần gũi.
Dù theo nhịp điệu của cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại nhưng những câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho con trẻ hôm nay càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét độc đáo đặc trưng của nó. Đó là tất cả những lý do để chúng tôi chọn đè tài: “Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên các công trình có tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số như: kho tàng ca dao người Việt (tập 1,2,3) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên), tổng hợp tổng tập văn học dân gian người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của các giả Vũ Ngọc Phan, trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình bình giảng ca dao lại còn khá khiêm tốn. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như: ca dao Việt Nam và những lòi bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn), Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính,Văn học dân gian của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận, bình giảng ca dao của tác giả Triều Nguyên, Riêng về nghiên cứu ngôn ngữ ca dao thì có rất ít như : Nguyễn Xuân Kính trong bình giảng ca dao, Mai Ngọc Chừ viết về ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà chúng tôi chưa có dịp tìm hiểu đề cập tới.
3. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ca dao là một loại hình văn học dân gian khá phong phú, có thể nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau nhưng ở trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là: Đặc trưng ngôn ngữ ca dao Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian chúng tôi chủ yếu khảo sát trong phạm vi công trình kho tàng ca dao người Việt; ca dao trữ tình Việt Nam; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam; Ca dao tục ngữ Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tôi đã vận dụng các phương pháp: khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm ra đặc trưng ngôn ngữ ca dao.
5.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung của đề tài này gồm có hai chương:
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3193
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 1659
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem