Mã tài liệu: 128851
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong xã hội nông thôn truyền thống Việt Nam, có nhiều tổ chức quan phương, cũng như là các tổ chức phi quan phương cùng nhau tồn tại như những thực thể, đảm bảo cho tính cộng đồng bền vững của nông thôn- làng xã cổ truyền Việt Nam. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, triều đình phong kiến Việt Nam dù ở triều đại nào cũng cố gắng với bàn tay của mình xuống làng xã, cố gắng kiểm soát được làng xã, mặc dù thực tế là không phải bao giờ chính quyền phong kiến cũng thực hiện được. Triều đình phong kiến đã sử dụng nhiều công cụ, phương tiện để phục vụ cho quá trình kiểm soát các làng xã, chẳng hạn như: hương ước, bộ máy hành chính tại các làng xã…
Hương ước, với tư cách là một “cương lĩnh” tinh thần, chưa đủ sức thu hút để đảm bảo độ kết dính cao của làng xã tiểu nông quanh chính quyền ở cơ sở. Nhất là khi mà chính quyền ấy bị “bao vây” giữa rất nhiều đơn vị tập hợp người trong khuôn khổ của những hình thức tổ chức khác nhau. Để làm trọn chức năng chuyên chế của mình chính quyền quân chủ tại các xã ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ đứng trước hai con đường phải chọn lựa: một là cố tình không biết đến các hình thức tổ chức “phi chính quyền” ấy, nghĩa là đơn độc thi hành chuyên chế; hai là lợi dụng chúng được chừng nào hay chừng ấy trong khi thi hành chuyên chế, nghĩa là cố gắng cuốn hút chúng vào những hoạt động chủ yếu của mình. Bởi những lý do dễ hiểu, bộ máy chính quyền ở cấp xã đã chọn con đường thứ hai.
Đứng trước một xã hội tiểu nông như trên miền đồng bằng và trung du Bắc Bộ xưa kia trong đó mỗi người đàn ông chủ hộ đều có điền sản riêng, cầm đầu một nền kinh tế riêng, do đó sống giữa cộng đồng làng xã mà vẫn theo đuổi một thân phận riêng, thì nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, để thu thuế, bắt phu, bắt lính, buộc lòng phải nắm cho được từng cá nhân một. Nắm tổ chức cũng chỉ là để thông qua tổ chức mà nắm từng con người. Chính vì vậy mà chính quyền ở cơ sở không nhất thiết phải tích hợp vào các hoạt động của mình mọi tổ chức khác nhau: chọn hình thức nào đủ sức bao trùm để xâu lại đửợc mọi cá nhân cần thiết, và qua đó mà gián tiếp xâu lại mọi hình thức tổ chức khác. Đáp ứng được tương đối trọn vẹn điều kiện ấy, chỉ có giáp.
Giáp không hoàn toàn giống các hình thức tổ chức khác trong làng xã, bởi lẽ, so với chúng, nó có nhiều khả năng nhất để khuôn mọi người vào một thân phận chung. Đây là những người tiểu nông tư hữu thuộc nhiều thành phần giai cấp có thể đối lập nhau, cư trú trong những xóm ngõ có thể xa nhau trên địa vực của làng xã, xuất thân có thể từ những dòng họ khác nhau chiếm giữ những vị trí có thể rất cách bức nhau trên thang tôn ti của xã hội quân chủ. Nhưng, một khi đã là thành viên của giáp, họ đều chung nhau một thân phận, trong chừng mực mà con đường tiến thân của họ trong lòng giáp là đồng nhất, vì được đánh dấu qua thời gian bởi những chuẩn tuổi tác thống nhất (thời điểm trình làng, tuổi lên đinh, tuổi lên lão...). Mỗi làng xã bao giờ cũng gồm nhiều giáp, nhưng hai giáp khác nhau cùng làng xã lại không hề tách rời khỏi nhau về bản chất.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 851
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 17