Mã tài liệu: 302489
Số trang: 50
Định dạng: rar
Dung lượng file: 297 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X, vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh(1) - đã nổi lên như một khu vực năng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành một khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Đóng vai trò là vùng trung chuyển thương mại, đồng thời là khu vực mậu dịch tự do trong suốt nhiều thế kỷ, nơi hội tụ về của thương nhân người Hoa, Champa, Chân Lap, Ai Lao…trên lộ trình buôn bán của họ. Đồng thời, Nghệ Tĩnh còn là cửa ngõ ra biển của các vương quốc người Thái ở miền Tây thuộc Lào và Campuchia ngày nay (Ai Lao, Ngưu Hống, Chân Lạp…). Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ Tĩnh đã trở thành một điểm nhấn quan trọng đối với lịch sử hệ thống thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI. Nghiên cứu Nghệ Tĩnh cùng hệ thống các cửa biển khu vực này chính là làm sáng rõ hơn lịch sử của tuyến đường thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI.
Khảo sát về vai trò của Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X - XVI, chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cửa biển Đai Thai (Hội Thống) – một cửa biển đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hải thương biển Đông quốc tế trên địa bàn khu vực Nghệ Tĩnh. Trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh và rộng hơn là các điểm trọng yếu của tuyến đường thương mại biển Đông, cửa Hội nổi lên như một hiện tượng kinh tế khu vực, có vị trí hết sức quan trọng trong các hoạt động hàng hải của các thuyền buôn suốt một vài thế kỷ. Từ Hội Thống và các mối liên hệ của nó với các khu vực khác trên tuyến đường hải thương Biển Đông, chúng ta có thể tiếp cận sát hơn những nhận thức mới về một giai đoạn lịch sử của con đường tơ lụa bằng đường biển nổi tiếng này và vị thế thương mại của Nghệ Tĩnh đối với các mối quan hệ kinh tế liên khu vực.
Dựa vào một số quan điểm về vị trí của các cửa biển Nghệ Tĩnh trong thời kỳ thương mại sớm của Đại Việt như là một trung tâm mậu dịch tự do của khu vực, chúng tôi xây dựng nên đề tài nghiên cứu có tên: “Hội Thống và vị trí của nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI)”. Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về cửa biển Hội Thống và vai trò kinh tế của nó trong hệ thống thương mại biển Đông vào thế kỷ X – XVI. Thông qua việc tìm hiều và phân tích vai trò của Hội Thống được gắn liền các mối liên hệ với các cửa biển khác thuộc Nghệ Tĩnh nhằm nổi bật vị trí của Nghệ Tĩnh trên tuyến đường hải thương khu vực. Từ đó, có thể khẳng định rằng trong thời kỳ đầu của nền thương mại Đại Việt (thế kỷ X – XVI), Nghệ Tĩnh đã là một trung tâm mậu dịch thương mại khu vực, trở thành một điểm nhấn trong hệ thống thương mại biển Đông.
Do những điều kiện hạn chế về thời gian và tìm kiếm các nguồn tài liệu, báo cáo của chúng tôi chỉ mới có thể thực hiện được bước đầu trong mục tiêu làm sáng rõ lịch sử thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI cũng như giới thiệu về cửa Hội và hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh trong lịch sử thương mại khu vực. Và vì vậy, chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng các thiếu sót này sẽ được sự góp ý và bổ sung quý báu của quý độc giả. Đó thực sự là cơ hội hết sức thuận lợi cho chúng tôi hoàn thiện đề tài khoa học này một cách sáng rõ và đầy đủ hơn. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tư liệu, góp phần vào sự hoàn thành của công trình nhỏ này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. ĐẠI VIỆT TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG THẾ KỶ X – XVI 3
1. Những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động thương mại biển Đông từ thế kỷ X 3
2. Thời kỳ “thương mại sớm Đại Việt” (thế kỷ X – XVI) – những nỗ lực của quốc gia nhằm tham gia tích cực vào hệ thống thương mại biển Đông
II. KHÁI QUÁT VỀ CỬA BIỂN HỘI THỐNG – VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 6
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động thương mại 7
1.1. Vị trí địa lí của cửa biển Hội Thống 7
1.2. Hội Thống với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động thương mại khu vực 10
2. Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham gia vào hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI 14
2.1. Hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham gia vào hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI 14
2.2. Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cảng biển Nghệ Tĩnh 18
III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG LAM QUA CỬA HỘI THỐNG QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ 20
1. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến Đại Việt vào hoạt động thương mại ở Nghệ Tĩnh 20
1.1. Đào kênh, khơi thông mạng lưới buôn bán đường thủy) 21
1.2. Những chính sách của chính quyền phong kiến Đại Việt nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động ngoại thương khu vực Nghệ Tĩnh
2. Các hoạt động ngoại thương từ ven biển Nghệ Tĩnh đến dọc lưu vực sông Lam 25
2.1. Hoạt động của thuyền buôn của người Hoa (thế kỷ X – XVI) 26
2.2. Một số hoạt động của các quốc gia láng giềng phương Nam (Champa, Chân Lạp, Ai Lao, Ngưu Hống…) với nỗ lực tìm kiếm các nguồn lợi thương mại từ Nghệ - Tĩnh 31
IV. ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC CÁC CẢNG BIỂN NGHỆ TĨNH MẤT ĐI VAI TRÒ CỦA NÓ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG TỪ CUỐI THẾ KỶ XVI 35
KẾT LUẬN 38
CHÚ THÍCH 40
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2993
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16