Mã tài liệu: 128873
Số trang: 33
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong lịch sử kinh tế nước ta, tiểu thủ công nghiệp tồn tại như một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp có vai trò bổ trợ cho nông nghiệp trên nhiều phương diện như cung cấp công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, là nơi tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập cho các hộ nông dân…Nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp là cơ sở của nền kinh tế phong kiến. Theo thời gian, tiểu thủ công nghiệp dần dần có khả năng cung cấp sản phẩm cho thành thị, quốc tế tạo nên nhiều trung tâm thủ công nghiệp đô thị. Tuy nhiên sự phát triển này không làm mất đi các nghề thủ công và làng thủ công vẫn tồn tại lâu đời ở nông thôn, trái lại, các làng nghề và nghề thủ công vẫn tồn tại và phát triển.
Tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Thợ thủ công đồng thời là người nông dân, các gia đình nông dân làm ruộng là chính song lại làm một số nghề thủ công. Mặc dù tiểu thủ công nghiệp phát triển đ• hình thành nhiều làng chuyên một nghề như đan lát, dệt vải…song thói quen tự cấp tự túc đ• tác động đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp, làm cho tiểu thủ công nghiệp không thể phát triển mạnh mẽ mà chỉ luẩn quẩn trong vòng của nông nghiệp. Với vai trò cung cấp sản phẩm cho một vùng với một mặt hàng chủ yếu, sức tiêu thụ, cạnh tranh của tiểu thủ công nghiệp bị hạn chế. Bên cạnh đó giao thông vận tải khó khăn, giao lưu hàng hoá gián đoạn, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp…đ• làm cho tiểu thủ công nghiệp không thể tách rời khỏi nông nghiệp.
Sau ngày hoà bình được lập lại ở Miền Bắc năm 1954, các chính sách kinh tế của Nhà nước tác động đến sự biến động của tiểu thủ công nghiệp. Cải cách ruộng đất, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp làm cho tiểu thủ công nghiệp biến đổi trên nhiều phương diện như bố trí ngành nghề, tổ chức sản xuất, phân công lao động, phương thức tiêu thụ sản phẩm… Nguyên nhân của sự biến đổi của kinh tế tiểu thủ công nghiệp có nhiều khía cạnh như về chính sách: sự phù hợp của các chính sách Nhà nước đối với sự phát triển thực tế của ngành nghề ở nông thôn, sự thiếu vốn trong sản xuất, sự bấp bênh của thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự thiếu ổn định của nguồn nguyên liệu… Hoặc sự tác động ngược lại của nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, phương hướng phát triển của tiểu thủ công nghiệp chưa đúng đắn…Tuy nhiên tiểu thủ công nghiệp luôn có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vào thời kỳ đổi mới, tiểu thủ công nghiệp đ• có những bước tiến đáng kể.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1161
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 10039
⬇ Lượt tải: 176
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16