Mã tài liệu: 220749
Số trang: 254
Định dạng: rar
Dung lượng file: 26,713 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Miền Đông Nam bộ là địa bàn chiến lược quan trọng, là chiến trường giành giật quyết liệt, dai dẳng giữa ta và địch trong suốt 30 năm chiến tranh, đặc biệt là trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ-Diệm coi việc bình định, lập ấp chiến lược là một giải pháp chiến lược cĩ ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các kế hoạch xâm lược của chúng, nhất là trong giai đoạn chúng thực hiện
chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Mục đích của việc gom dân lập ấp chiến lược của địch là nhằm “tát nước bắt cá”, chia rẽ quần chúng nhân dân với cán bộ cách mạng, thực hiện mưu đồ cô lập và tiêu diệt lực lượng cách
mạng, nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên miền Nam Việt Nam.
Luận án nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ giai đoạn 1961-1965, bởi các lý do sau đây:
1.1. Chống phá ấp chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghiên cứu về chống, phá ấp chiến lược nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước; đồng thời qua đó phân tích đề xuất một số luận cứ khoa học phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay .
1.2. Về thời gian, trong giai đoạn 1961-1965, Mỹ–Diệm chuyển từ chính sách “tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đây là giai đoạn khá điển hình về triển khai ấp chiến lược của kẻ địch ở
miền Đông Nam bộ. Sau Đồng khởi 1960-1961, chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ- Diệm bị thất bại, buộc địch phải thay đổi chiến lược, chuyển sang dùng bạo lực chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, trong đó việc lập ấp chiến lược là biện pháp chiến lược cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
Chủ trương lập ấp trong giai đoạn chiến lược này được Mỹ - Diệm
triển khai quyết liệt nhất và đã được chúng nâng lên thành quốc sách. Để nâng cao hiệu quả chiến lược của chủ trương này, Mỹ – Diệm đã mời những chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm nước ngoài như Robert Thompson tốt nghiệp đại học Cambridge(Anh) năm 1937, trong đại chiến thế giới thứ hai phục vụ ở mặt trận Viễn Đông; năm 1948 đến Malayxia và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hoạt động “chống cộng” ở đó; từ 1960-1961 là Bộ trưởng Quốc phòng thường trực của Liên bang Malayxia; từ tháng 9 năm 1961 đến tháng 3 năm 1965 là chuyên gia chống chiến tranh “nổi loạn” ; Taylor - Trưởng đoàn cố vấn Anh tại miền Nam Việt Nam đến giúp việc triển khai những kế hoạch dồn dân lập ấp rất tàn bạo, như: kế hoạch Staley–Taylor, kế hoạch Johnson–Mc.Namara. Nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện âm mưu gom dân lập ấp chiến lược, chúng đã huy động
cao nhất lực lượng quân đội và các phương tiện chiến tranh tiến hành liên tục các cuộc hành quân càn quét, đánh phá từ nông thôn đến rừng núi, nhất là những vùng giải phóng và các căn cứ cách mạng, nhằm thực hiện
cho được tham vọng lập 16.000 ấp chiến lược trên tổng số 17.000 ấp ở miền Nam. Để thực hiện cho kỳ được mục tiêu trên, chúng tiến hành những thủ đoạn cực kỳ thâm độc, dã man, khốc liệt.
Để đánh trả âm mưu và thủ đoạn lập ấp chiến lược thâm độc của kẻ thù, Đảng và nhân dân miền Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nói , phá ấp chiến lược là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng miền Nam. Chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn địch thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965, là một nhiệm vụ cách mạng hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử 21 năm chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Về không gian, miền Đông Nam bộ là chiến trường đánh tiêu diệt địch chủ yếucủa Nam bộ; đồng thời cũng là chiến trường diễn ra cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược gay go và quyết liệt nhất, điển hình như trận đánh phá ấp chiến lược kiểu mẫu Bến Tượng ở Bình Dương. Trên
chiến trường này, quân và dân miền Đông Nam bộ đã tập trung nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược kiên quyết, bền bỉ và đã thu được thắng lợi .
Trước đây, trong giai đoạn chống chính sách “tố cộng, diệt cộng”, nhân dân ta chủ yếu là dùng giải pháp đấu tranh chính trị để chống lại những hành động bạo lực của địch. Chủ trương đấu tranh chính trị đơn
thuần đã gây cho cách mạng miền Nam những tổn thất vô cùng to lớn, phong trào cách mạng bị dìm trong biển máu. Đấu tranh chính trị tuy hết sức quan trọng, nhưng nếu chỉ thực hiện đấu tranh chính trị đơn thuần thì
không thể giành được thắng lợi trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, nhất là khi kẻ thù sử dụng bạo lực để đàn áp cách mạng. Đó là bài học đau đớn mà cách mạng miền Nam phải trả giá quá đắt. Từ bài học xương máu trên, chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, quân và dân Đông Nam bộ đã kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự nhằm đánh trả âm
mưu và hành động dùng bạo lực chiến tranh của địch. Nét đặc trưng của nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và
binh vận trên cả ba vùng chiến lược. Chống, phá ấp chiến lược vẫn coi trọng đấu tranh chính trị của quần chúng, nhưng nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và binh vận. Do phát huy được
sức mạnh tổng hợp, nên việc chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là một cuộc đấu tranh cách mạng không chỉ quyết liệt mà còn đầy tính sáng tạo, diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, đem lại nhiều kết quả
khả quan và những bài học kinh nghiệm quý giá. 1.3. Trước đây đã có một vài công trình nghiên cứu chung về vấn đề phá ấp chiến lược, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu việc chống, phá ấp chiến lược chuyên sâu trên địa bàn chiến lược miền Đông Nam bộ, nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay go, ác liệt mang tính điển hình
nhất trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt. Vì vậy, tôi đã chọn việc chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn 1961-1965- tức là giai đoạn đấu tranh cách mạng sôi động và giàu tính sáng tạo của quân và dân miền Đông
Nam bộ làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phục lục, luận án có 3 chương. Cụ thể là:
Mở đầu gồm 7 mục.
Phần nghiên cứu (nội dung chính) gồm 3 chương
CHƯƠNG 1: Những nhân tố chi phối phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ (1961-1965).
CHƯƠNG 2 Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ (1961 – 1963).
CHƯƠNG 3 Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam bộ (1964 – 1965).
Sau đây là các chương mục của luận án.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1226
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 254
👁 Lượt xem: 1061
⬇ Lượt tải: 17