Mã tài liệu: 130683
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo
- Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà la môn, quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ… tức là có bốn đẳng cấp là Tăng lữ – đẳng cấp cao quý nhất là Bà la môn sinh ra từ miệng của đấng Tối cao là thần Sáng Tạo Brahmâ và thấp hèn nhất là tiện dân-nô lệ. Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng cấp ấy. Không thể thay đổi.
Đạo Bà la môn chủ trương đại sát sinh và hiến tế nên gia súc bị giết chết rất nhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với phụ nữ, chồng chết phải hỏa thiêu và vợ cũng bị hỏa thiêu theo…
- Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là ông thánh hay nhà hiền triết của tộc người Thích Ca). Đây là tên gọi khi thành đạo. Tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người thực hiện được mục đích”, họ là Gautama (Cù Đàm), vốn là con đầu vua Tịnh Phạn. Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước công nguyên, và mất năm 483 trước công nguyên. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni (35 tuổi). Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha có nghĩa là “người giác ngộ” (Trung quốc dịch là Phật). Người ta gọi ông là Sakya-muni (Trung quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni - nhà hiền triết xứ Sakya).
Những nguyên lý cơ bản của Phật giáo
Những nguyên lý cơ bản của Phật giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống giáo lý của Phật giáo là một hệ thống rất đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh tạng (ghi lời Phật dạy), Luật tạng (các giới luật), và Luận tạng (các bài kinh, tác phẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng và học giả sau này).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 951
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1731
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem