Mã tài liệu: 115340
Số trang: 62
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,385 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
Vào nửa đầu của thế kỷ 20, châu Âu là một khu vực bất ổn nhất trên trái đất bởi chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị và xã hội. Từ nửa sau của thế kỷ, khu vực này đã trở thành nơi bình yên nhất và là đối tượng để nghiên cứu về sự hài hòa và thịnh vượng. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi này?
Có hai câu chuyện thể hiện rõ nét nhất câu trả lời cho câu hỏi trên. Câu chuyện thứ nhất mô tả cuộc đấu tranh giữa dân chủ và các luồng tư tưởng khác, đưa chủ nghĩa tự do đối lập với chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa xã hội dân tộc và chủ nghĩa Mác. Câu chuyện thứ hai thể hiện cuộc đọ sức giữa chủ nghĩa tư bản và các phe phái khác, giữa những người theo chủ nghĩa tự do với những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Trong cả hai trường hợp, chủ nghĩa tự do đều chiến thắng. Chủ nghĩa tư bản dân chủ đã chứng minh hình thái đúng đắn nhất, hình thái “tự nhiên” - của tổ chức xã hội, và khi khu vực Tây Âu hoàn toàn đi theo mô hình này thì tất cả đều phát triển tốt.
Kết quả này chứa đựng một sự thật: thế kỷ đã chứng kiến một cuộc đấu tranh giữa tư tưởng dân chủ và các tư tưởng thù địch, giữa thị trường và các mô hình khác. Nhưng đó mới chỉ là sự thật chưa hoàn chỉnh, nguyên nhân là nó không nhận thấy một điểm cốt yếu: dân chủ và tư bản chưa bao giờ cùng tồn tại trong lịch sử. Thật vậy, đây là luận điểm mà những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển và những người Mác xit truyền thống đều tán thành. Từ J.S Mill tới Alexis de Tocqueville đến Friedrich Hayek, những người theo chủ nghĩa tự do đã sống trong nỗi sợ hãi thường trực về “mối đe dọa của những người theo trường phái quân bình đối với xã hội, dân chủ …và chính trị, cái mà theo quan điểm của họ, sẽ dẫn tới sự chuyên chế và “pháp chế giai cấp” bằng vô sản và ngu dân. Trong khi đó, Các Mác thể hiện sự hoài nghi về khả năng giai cấp tư sản sẽ thực sự tạo điều kiện cho dân chủ phát triển và trao quyền lực cho giai cấp công nhân. Ông cho rằng nếu điều đó thực sự xảy ra, nền dân chủ có thể góp phần chấm dứt chủ nghĩa tư bản - tất nhiên, không giống những người theo chủ nghĩa tự do, ông chào đón cơ hội này. Câu chuyện của thế kỷ hai mươi và nguyên nhân tại sao nửa thế kỷ sau lại khác với nửa trước là mức độ hòa hợp giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ. Ngày nay, ta có thể thấy chúng gắn bó chặt chẽ và là những điều kiện tiên quyết đối với sự ổn định và tiến bộ xã hội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra giữa những nhà khoa học chính trị với nội dung đề cập đến những người và nhóm người ủng hộ dân chủ mạnh mẽ nhất
Chương 2: nghiên cứu bối cảnh và các cơ sở hình thành của phong trào dân chủ xã hội
Chương 3: phân tích cách thức và nguyên nhân tại sao chủ nghĩa xét lại dân chủ lại lan rộng toàn châu Âu trong những năm trước Đại chiến Thế giới thứ nhất, và chủ nghĩa này bắt đầu định hình lại từng đảng xã hội một, các phong trào quốc tế xã hội chủ nghĩa và nói khái quát hơn, tình hình chính trị châu Âu như thế nào
Chương 4: tường thuật chi tiết những gì đang đồng thời diễn ra bên kia hàng rào chính trị
Chương 5: bàn về cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và những hậu quả của nó, chỉ rõ bối cảnh chính trị của những năm
Chương 6: bàn về các nhân tố tương tự biến những người xét lại cách mạng thành những người phát xít và những người theo chủ nghĩa dân tộc có tư tưởng “xã hội” thành những kẻ quốc xã
Chương 7: xem xét sâu sắc hơn tình huống mẫu ở Thuỵ điển, chỉ rõ nguồn gốc và sức mạnh bá chủ của dân chủ xã hội
Chương 8: dẫn dắt câu chuyện vào nửa sau của thế kỷ hai mươi, đánh giá lại bản chất và ý nghĩa của sự ổn định thời kỳ hậu chiến và xem xét nguyên nhân tại sao dân chủ xã hội bắt đầu mất phương hướng vào những năm cuối của thế kỷ và quá trình này diễn ra như thế nào
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 89
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem