Mã tài liệu: 286730
Số trang: 9
Định dạng: zip
Dung lượng file: 61 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
BÀI LÀM
Sơn La là tỉnh nằm ở phía Tây bắc nước ta tiếp giáp với các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá (Việt Nam) và tiếp giáp với hai tỉnh Hùa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hoà DCND Lào. Sơn La có đường biên giới dài 250km (thuộc địa phận 20 xã của 4 huyện) với 24 mốc quốc giới, 8 đồn biên phòng, 2 cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập (Mộc Châu) và Chiềm Khương (Sông Mã). Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.055 km2 với hơn 70% diện tích đất rừng và rừng bao phủ. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thị xã, 201 xã phường và thị trấn. Dân số tính đến năm 2003 là 9594 ngàn người, gồm 12 dân tộc anh em chung sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, dân tộc Kinh 18%, H’mông 12%, dân tộc Mường 8%, còn lại là các dân tộc khác.
Là tỉnh có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, khí hậu đặc trưng cận nhiệt đới, chia làm 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Địa hình chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ Sông Đa, và vùng cao biên giới. Sơn La có 2 cao nguyên: Mộc Châu (cao 1050m) và Nà Sản (cao 800 m). Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi, thuận lợi cho việc phát triển nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Sơn La có nhiều di tích lịch sử và điểm tham quan du lịch hết sức có giá trị như: nhà ngục Sơn La, hang Văn Bia Lê Thánh Tông, hồ Tiên Phong, cảng Tà Hộc trên sông Đà, hang nước thẳm Tát Tòng, mỏ nước nóng Bảng Mòng…
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội như vậy cho ta thấy việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống ở Sơn La và vấn đề hết sức quan trọng đối với đường lối phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Với 12 dân tộc anh em sinh sống, với mỗi dân tộc đều có những nét truyền thống văn hoá độc đáo riêng, trong đó cùng với dân tộc Thái, H’mông là một trong những dân tộc có những nét truyền thống văn hoá nổi bật độc đáo nhất.
Đặc trưng thứ nhất: người Hmông quản lí làng bản bằng cơ chế được kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính của chính quyền với tập quán pháp và hương ước của làng. Chức Seo (trưởng làng) phải do dân bầu nhưng phải được thống lí chứng nhận. Trưởng làng muốn quyết định những điều hệ trọng của làng thì phải tham khảo ý kiến của các già làng. Rõ ràng cơ chế vận hành của làng, quyền lực của chính quyền, tính tự trị của làng và của dòng họ chính là nét đặc trưng cơ bản của người Hmông khác với các dân tộc khác. Vì thế mà sự ràng buộc của người dân trong làng đều phải thông qua “ Luật” và “Lệ”. Tuy nhiên tuỳ theo từng lĩnh vực, người dân phải thiên về “Luật” hoặc “Lệ”. Khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch, kiện cáo … thì người dân phải dựa vào “Luật”; nhưng khi đi lao động công ích, ứng xử giao tiếp hàng ngày… thì người dân lại phải dựa vào các chuẩn mực của tập quán pháp và hương ước cho nên nhiều khi “phép vua thua lệ làng” là ở chỗ đó (ngoại trừ các làng Hmông cư trú gần các trung tâm hành chính).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1009
⬇ Lượt tải: 17