Mã tài liệu: 129078
Số trang: 7
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Vương quốc Champa hình thành và phát triển trên dải đất ven biển miền Trung VN và 1 phần cao nguyên Trường Sơn, lúc lớn mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía Bắc đến sông Dinh – Hàm Tân, ở phía nam đến lưu vực sông Krong Poco và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên. Về phía đông, họ thực sự làm chủ cả vùng ven biển Biển Đông cùng với dãy đảo gần bờ.
Cư dân chủ nhân của vương quốc này là người Chăm. Trước đây còn gọi là Chàm, Chiêm nói tiếng Malayo – Polynesian. Ngày nay một bộ phận người Chăm nói tiếng Malayo – Chamíc, giữ văn hóa truyền thống Champa vẫn sinh sống ở đất cũ, ven biển miền Trung hoặc đồng bằng sông Cửư Long ở miền Nam.
Một bộ phận khác khoảng 2vạn người, sống ở tỉnh Bình Định và Phú Yên, tự gọi mình là người Chămhơroi, cũng nói tiếng Malayo – Chamic nhưng lại không biết chữ Chăm và không gắn bó gì với văn hóa Chămpa.
Ngoài ra còn có gần 400.000 người nói tiếng Malayo – Polynesian sống thành vùng trên Tây Nguyên như: Raglai, Êđê, Giarai, Churu...
=> Như vậy hẳn là vốn không có một tộc gọi là Chăm riêng biệt ngay từ đầu mà chỉ là một bộ phận dân cư nói tiếng Malayo – Polynesian, Những người này cư trú rất rộng trên vùng đảo Tây Nam – Thái Bình Dương, Tây Ấn Độ Dương. Nhưng như thế, cư dân cổ nhất sống trên lãnh thổ miền Trung Việt Nam là ai? Người Chăm có mặt từ bao giờ? họ có đúng là người lập nước Champa hay không? Sử học theo đuổi nghiên cứu vấn đề này từ hàng chục năm nay mong tìm ra rời lải giải đáp đáng tin cậy. Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Kết cấu đề tài:
1.Thời tiền sử và sơ sử
2. Thời sơ kỳ vương quốc Chămpa (TK II - X)
3. Thời kỳ Vijaya (TK X - XV)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1294
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 855
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1038
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 18