Mã tài liệu: 197966
Số trang: 0
Định dạng: prc
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Dù là thi ếu sót theo như những đòi hỏi thời bây giờ, nhưng so với các quốc gia nhỏ chung quanh, sử kí Việt đã có từ khá sớm, và liên tục. Sự giao tiếp với Trung Hoa, một nước có văn tự nhiều ngàn năm đã khiến cho người Việt biết về tập đoàn dân tộc mình một thời gian dài gấp đôi những gì người trong nước viết từ thời độc lập ở thế kỉ X. Những lời kể chuyện truyền đời vốn thường có trong các dân tộc không chữ viết đã được tầng lớp trí thức trong nước, tầng lớp nho sĩ, mượn chữ Hán để ghi chép lại. Lí Tế Xuyên (1329) nhờđến “những nghe ngóng ít oi”, Hồ Tông Thốc/Xác (nửa sau thế kỉ XIV) “căn cứ vào tục truyền... nhờ các cụ già kể chuyện.” Trên triều đình thì có các sử quan trong các Quốc sử viện, Quốc sử quán chép các sự biến của các triều đại, lập thành bộ sử chính thức cho dân nước. Ưu thế liên tục, rành rẽ tạo nên do tầng lớp trí thức nho gia đó, không những đã che lấp một quá khứ không như họ nghĩ mà còn trở thành tiếng nói có thẩm quyền, thành truyền thống cho người đời nay đắp đổi thêm với tâm tình hiện đại để trở thành một mối tin tưởng vững chải, khó lay chuyển.
Sử liệu tạo nên truyền thống đó không nhiều – chính vì không nhiều, không có tiếng nói khác nên truyền thống càng vững. Chúng ta thấy các sử gia ngày nay khi muốn bênh vực một ý kiến nào thường hay viện dẫn nhiều người, lấy số đông biện minh cho chân lí, song sự thật ra đó cũng chỉ là ý kiến của một người rồi người sau chép của người trước mà thôi. Bộ sử chính thức của nhà nước được in toàn vẹn đầu tiên năm 1697 (thực hiện đến năm 1675), có tên là Đại Việt sử kí toàn thư mà các nhà nghiên cứu ngày nay thường gọi tắt là Toàn thư. Đó là một tập họp của các sử quan nhiều đời, người sau lược bỏ, thêm thắt công trình của người trước mà thành. Các sử quan được kể ra là Lê Văn Hưu (soạn sách 1272), Phan Phu Tiên (1455), Ngô Sĩ Liên (1479), Vũ Quỳnh (1511), Phạm Công Trứ (1665), Lê Hi (1697). Tên Đại Việt sử kí toàn thư là của Ngô Sĩ Liên khi viết dâng lên Lê Thánh Tông năm 1479, được giữ lại cho toàn bộ sách 1697. Các tác giả là những nho gia, là người ghi nhận các sự kiện tại chỗ trong nước nhưng đều có khuôn mẫu nhận định sự việc, biên chép sử sự từ các tác giả Trung Quốc, trên hết là khuôn mẫu kinh Xuân Thu của Khổng Tử, và gần gũi họ là tư tưởng, sách sử của các Tống Nho thành danh như Tư Mã Quang, Chu Hi. Kiến thức Nho học của họ là của Tứ Thư Ngũ Kinh, thâu nhận với mục đích đi thi làm quan, nhưng sự ứng dụng lại tuỳ thuộc vào tình thế thăng trầm của bản thân họ trên triều đình, của tầng lớp họ trong nước, nên chúng ta cũng thấy ảnh hưởng đến những gì họ để lại cho chúng ta ngày nay, nếu chịu khó phân tích, biện luận.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 494
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1092
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1748
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem