- Vị trí nước Phù Nam cũ và sự tồn tại của nó.
- Sự giao thiệp giữa nước Phù Nam với Trung Quốc và một phần giữa nước Phù Nam với Ấn Độ.
- Các triều vua nước Phù Nam cho đến khi nước này bị sát nhập vào nước Chân Lạp.
(Phần này được đăng trong tập san trên, từ trang 285 đến trang 303, tức bản dịch từ trang 50 đến 82).
Cuối cùng ở trang 303 tác giả có phụ thêm mấy điểm bổ sung và cải chính một số thiếu sót trong hai phần trên, nhất là trong phần hai.
Mục đích của tác giả trong khi viết bài là để tìm hiểu lịch sử của nước Phù Nam cũ, nhưng đồng thời cũng để cãi lại một số sai lầm trong bài báo do ông Aymonier viết đăng vào Tạp chí Á-tế-á tháng giêng - hai năm 1903, dưới đề mục: “Nhận định vị trí nước Phù Nam”. Vì có nhằm mục đích thứ hai đó, nên bài nghiên cứu của tác giả có nhiều đoạn có tính chất tranh luận, làm cho bài thêm dài và nhiều khi đi chệch ra ngoài mục đích chính.
Mặt khác trong khi viết bài này, ông Pelliot đã dựa vào sự hiểu biết về nước Phù Nam từ năm 1903 trở về trước. Do đó, có nhiều nhận xét hoặc giả thuyết mà hiện nay, với những phát hiện mới của ngành khảo cổ, đã trở nên lạc hậu hoặc không đúng sự thực lịch sử. Tác giả đã tự thấy điều đó như ông đã nói ở đoạn cuối của bài. Phần có thể bổ ích nhiều hơn cho việc nghiên cứu hiện nay là những tài liệu mà tác giả đã trích dịch mặc dầu chưa đầy đủ và chính xác lắm. Có một số chữ hiểu sai nghĩa hoặc chép không rõ, tôi đã có chua ở cuối trang, thí dụ chữ Kiểu ở trang 256 và 265 (bản dịch trang 22) nghĩa là cõi ngoài mà dịch là nước Kiêu hay Trương Khiên ở trang 258, không nói rõ là ai, v.v…
Cần nói thêm rằng những tài liệu trích dẫn trong bài hầu hết viết bằng chữ Hán và dịch ra tiếng Pháp. Tôi không có các tài liệu ấy trước mắt nên đã dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, do đó có thể có những câu không thật đúng nghĩa câu văn chữ Hán. Một khó khăn nữa là sự phiên âm những danh nhân và địa danh. Tác giả đã phiên âm ra tiếng Trung Quốc, nếu không kèm theo chữ Hán tiếp sau thì không sao biết được âm Hán Việt. Tôi đã phải tìm tòi trong các sách và đã giải quyết được hầu hết, còn lại một số không đoán ra được chắc chắn thì đành phải để âm Trung Quốc như trong nguyên bản thí dụ “song yun” ở dòng 12, trang 303 (bản dịch dòng 5, trang 83).
Để độc giả có thể đối chiếu bản dịch với nguyên văn, tôi đã ghi ở bên biên bản dịch số trang trong nguyên bản, tức Tập san Trường Viễn đông Bác cổ năm 1903.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 4814
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 494
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 5915
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1092
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem