Mã tài liệu: 297437
Số trang: 98
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 7,132 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MS: LVLS-LSVN021
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
SỐ TRANG: 98
NGÀNH: LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Từ Đại hội VI (12.1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực; kết quả là những khó khăn, thử thách dần được khắc phục, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng thu được những thành tựu đáng kể. Trong đó, công tác giáo dục - đào tạo luôn giữ vai trò trọng tâm.
Tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất mà từ những ngày đầu khai hoang mở đất cho đến hiện nay, dù chống ngoại xâm hay lao động sáng tạo; con người nơi đây vẫn kiên trì làm nên những trang sử vẻ vang mang đậm dấu ấn anh hùng mà chất phác của người đồng bằng, góp phần làm nên bản sắc rất riêng của người Việt
phương Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, dù còn nhiều khó Khăn trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn đưa tỉnh nhà hòa cùng nhịp phát triển với các tỉnh bạn, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Nghiên cứu Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006), tác giả mong muốn tái hiện lại bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian tỉnh nhà cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới đến giai đoạn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đóng góp bước đầu trong việc rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà, hòa vào dòng chảy của giáo dục đào tạo cả nước.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới; cùng với các lĩnh vực khác, hoạt động giáo dục - đào tạo đã được quan tâm nghiên cứu. Trong số đó có các công trình, tác phẩm sau:
- Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995).
- Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996).
- Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục đào tạo (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996).
- Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998)
- Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nghiêm Đình Vỳ - Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002).
- Bàn về giáo dục Việt Nam, Nguyễn Cảnh Toàn, Nxb Lao Động 2002.
- Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỉ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Lê Văn Giạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003).
- Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, Nguyễn Đắc Hưng - Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003).
Những công trình trên tuy không viết riêng về Tiền Giang nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin, những nhận định chung về tình hình giáo dục và đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang. Riêng về tình hình giáo dục - đào tạo của Tiền Giang có thể tìm thấy trong các công trình sau:
- Lịch sử giáo dục Tiền Giang (sơ thảo), Nguyễn Phúc Nghiệp - Phạm Duy Tư, Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang - tài liệu Lưu hành nội bộ (1995).
- Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang, Nguyễn Phúc Nghiệp, Nxb Trẻ (1998).
- Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, Nhiều tác giả, Nxb Văn Nghệ TP. HCM (2001).
- Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, T2 - Hội khoa học kinh tế Việt Nam – Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005).
- Địa chí Tiền Giang, Tập 1- Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Nxb Văn nghệ TP. HCM (2005).
Tác phẩm Lịch sử giáo dục Tiền Giang bước đầu dựng lại bức tranh lịch sử về sự hình thành và phát triển của ngành giáo dục Tiền Giang từ khi Tiền Giang được khai phá (đầu thế kỉ XVII) đến năm 1995, đặc biệt là 50 năm hình thành, phát triển của nền giáo dục cách mạng Tiền Giang.
Trong Những trang ghi chép về lịch sử văn hoá Tiền Giang và Tiền Giang bước vào thế kỉ 21, các tác giả cũng đề cập đến nội dung giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà với mục đích ôn lại các sự kiện lịch sử, văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất quê hương nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ Tiền Giang lòng tự hào, tình cảm yêu mến quê hương đất nước.
Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục - đào tạo Tiền Giang, nêu bật những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra chiến lược phát triển đến năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong thời gian tới.
Còn trong Địa chí Tiền Giang, các tác giả đã nêu khái quát tình hình giáo dục - đào tạo Tiền Giang từ thế kỉ XVII đến năm 2005 qua các giai đoạn cụ thể:
+ Từ thế kỉ XVII đến năm 1861
+ Từ năm 1862 đến năm 1945
+ Từ năm 1945 đến năm 1954
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2005.
Về tổng quan, có thể nhận định, những công trình nghiên cứu về giáo dục – đào tạo Tiền Giang còn rất ít, tuy có thể tái hiện phần nào giáo dục - đào tạo Tiền Giang thông qua các công trình vừa nêu, song chưa có tác phẩm hoặc công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục - đào tạo Tiền Giang trong một giai đoạn cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, trên
cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước; kết hợp tổng hợp, nghiên cứu từ nguồn báo cáo tổng kết của ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà, luận văn sử học mang tên Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) được tiến hành.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài Giáo dục- đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới (1986- 2006) là :
- Góp phần phục dựng bức tranh giáo dục – đào tạo Tiền Giang trong khoảng thời gian 20 năm từ 1986 đến 2006.
- Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm của chặng đường đã qua, khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh
- Qua nghiên cứu, bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh nhà trong tương lai.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là hoạt động giáo dục - đào tạo của tỉnh Tiền Giang trong chặng đường 20 năm đổi mới (1986-2006). Khoảng thời gian đủ để có thể nhìn nhận những thành quả, những hạn chế của các ngành, các bậc học trong hệ thống giáo dục – đào tạo tỉnh nhà.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong 20 năm đổi mới từ 1986 – 2006.
5.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây để tiến hành nghiên cứu:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu giáo dục; phương pháp phân tích; phương pháp hệ thống hoá (tư liệu); phương pháp tổng hợp, thống kê (số liệu) và phương pháp so sánh để giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài.
Ngoài ra, tác giả còn thực hiện khảo sát bằng phương pháp điền dã, trực tiếp tiếp cận các bộ phận lưu giữ nguồn tài liệu có liên quan đến giáo dục – đào tạo tỉnh nhà để thu thập tài liệu, số liệu; đến một số địa phương có cơ sở giáo dục điển hình để ghi chép, cập nhật thông tin một cách cụ thể và chính xác.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có: phần dẫn luận ( 5 trang), 3 chương nội dung chính ( 90 trang ), phần kết luận ( 12 trang) và một số hình ảnh phụ lục.
- Chương I: Khái quát giáo dục - đào tạo Tiền Giang thời kì trước đổi mới từ 1975 đến 1985
- Chương II: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang sau mười năm đổi mới từ 1986 đến 1996.
- Chương III: Giáo dục – đào tạo Tiền Giang từ 1996 đến 2006.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1255
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17