Mã tài liệu: 130871
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, chúng ta thấy hầu hết các nền văn minh lớn (Great civilization) đều được hình thành, phát triển ở lưu vực các dòng sông. Từ khoảng thiên niên kỷ thứ tư trước Công nguyên (TCN) sông Nil đ• nuôi dưỡng nền văn minh Ai Cập. ở vùng Trung Cận Đông, chính hệ thống của hai dòng sông Tigre và Euphrate đ• bồi đắp nên nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamie). Và không thể nói đến quá trình sinh tạo, toả rạng sớm của văn minh ấn Độ nếu không có nguồn nước vô tận của sông ấn và sông Hằng. ở vùng Đông Bắc á, văn minh Trung Hoa chắc chắn cũng không thể hình thành sớm và phát triển rực rỡ nếu không có môi trường tự nhiên, văn hoá của hai hệ thống Hoàng Hà và Trường Giang chảy ngang chiều dài l•nh thổ rồi đổ ra Biển Trung Hoa (China sea) rộng lớn.
ở một cấp độ khác, dường như khiêm tốn hơn, theo cách phân định của một số học giả quốc tế, mà tiêu biểu là Arnold Toynbee, thì cùng với sự tồn tại của các nền văn minh lớn, lịch sử nhân loại còn hiện tồn các nền văn minh khác có giá trị tương hỗ gọi là “Văn minh vệ tinh” (Civilizations satellites)(1). Dường như mang tính quy luật, hầu hết các nền văn minh đó cũng đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông. Chỉ riêng khu vực Đông á, hệ thống của các dòng sông như Irrawady, Chao Phraya, Mekong, sông Hồng... không chỉ là môi trường thành tạo mà còn chứng kiến biết bao sự thăng trầm của các nền văn hoá, trung tâm văn minh khu vực. Khẳng định vai trò của yếu tố sông nước trong buổi đầu sáng tạo văn hóa và lập quốc, nhiều nhà khoa học đ• gọi tên của các dòng sông để định danh cho một số nền văn minh khu vực. Và khái niệm “Văn minh sông Hồng” cũng đ• xuất hiện trong bối cảnh đó(2).
Khi nói đến sông nước chúng ta thường hay luận suy đến môi trường và điều kiện canh tác tự nhiên của cư dân nông nghiệp và từ đó hình thành nên các trung tâm “Văn minh nông nghiệp”. Theo lô gíc đó, “Văn minh nông nghiệp” vẫn được coi là mô hình tiến triển phổ biến của các nền văn minh. Nhưng, thực tế lịch sử cũng cho thấy cùng với mô hình phổ quát đó, nhân loại cũng từng sáng tạo nên ba mô hình khác nữa là: “Văn minh du mục”, “Văn minh thương nghiệp” và “Văn minh biển” - ở đó, cư dân sống chủ yếu bằng khai thác biển và giao lưu trên biển. Điều hiển nhiên là, không có bất cứ chủ nhân nền văn minh nào lại tự phân lập phạm vi và chỉ thoả m•n với môi trường khai thác kinh tế chính yếu của mình và đoạn tuyệt với các nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cùng các hoạt động kinh tế khác. Dưới giác độ Kinh tế - nhân văn, chính các hoạt động kinh tế đa dạng đó không chỉ là nguồn bổ sung mà còn là điều kiện tạo nên đặc tính đa dạng của các nền văn hoá. Nhu cầu trao đổi thiết yếu của tự thân mỗi trung tâm văn hoá khiến cho nó luôn chia sẻ và chứa đựng trong đó những giá trị sáng tạo mang tính khu vực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1146
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1617
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16