Mã tài liệu: 302492
Số trang: 24
Định dạng: rar
Dung lượng file: 184 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Yêu nước là một trong những truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi khi dân tộc bị lâm nguy, truyền thống đó đã tạo thành sức mạnh to lớn nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống yêu nuớc, đoàn kết dân tộc, trên dưới đồng lòng, quyết chiến, quyết thắng, vượt qua gian khổ, sáng tạo… tất cả tạo thành nhân tố tinh thần và càng được nâng lên một tầm cao mới.
Nhờ những nhân tố tạo thành sức mạnh to lớn đó, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân đội thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hoà bình Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác chính trị - tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chính trị - tư tưởng là mặt trận đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hồ Chủ tịch cũng cho rằng lãnh đạo chính trị - tư tưởng là quan trọng nhất trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng. Dân tộc ta, đặc biệt đối với lực lượng vũ trang nhân dân, luôn phải tỉnh táo, phải kiên quyết, tạm bại không nản, thắng to không kiêu, không chủ quan, không khinh địch. Chính vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên coi trọng lãnh đạo công tác chính trị - tư tưởng đối với toàn quân và dân nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Công tác chính trị - tư tưởng trong quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của công tác chính trị – tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, một lĩnh vực cơ bản công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tư tưởng trong lực lượng vũ trang nhân dân; là công tác tác động tới con người, trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chính trị, văn hoá, tư tưởng, đạo đức cách mạng, phát triển đời sống tinh thần của lực lượng vũ trang phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng và quân đội; là công tác đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, chống mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch; là công tác vận động cách mạng của Đảng đối với quần chúng chiến sĩ trong quân đội. Công tác ấy đem mục đích và tính chất của chiến tranh, đem đường lối và chính sách của Đảng và Chính phủ mà giáo dục cho quân đội, củng cố sự đoàn kết đối nội và đối ngoại của quân đội, bảo đảm cho quân đội thực hiện được công cuộc chiến thắng quân địch, thực hiện được mục đích chính trị của chiến tranh.
Trong quân đội, lãnh đạo tư tưởng là trọng tâm của công tác lãnh đạo chính trị, mà lãnh đạo chính trị là một vấn đề căn bản trong cuộc đấu tranh cách mạng giữa ta và địch, làm gốc cho mọi vấn đề khác, cho tất cả các mặt khác, các ngành khác của hoạt động quân sự. Công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội.
Sau năm 1949, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã vượt qua được những thử thách khó khăn nhất và từ năm 1950, bắt đầu chuyển sang giai đoạn phản công và tiến công địch liên tục. Đó là sự nỗ lực rất lớn của quân và dân ta. Trong khi thực lực của ta, đặc biệt là thực lực về kinh tế, quân sự chưa đủ mạnh so với Pháp, thì dân tộc ta, nhất là lực lượng vũ trang nhân dân cần phải phát huy yếu tố tinh thần để đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Vì vậy, từ năm 1950 đến năm 1954, Đảng ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác chính trị – tư tưởng đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ đó đã tạo nên tinh thần quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc,... đỉnh cao là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Do đó, việc nghiên cứu về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng trong quân đội từ năm 1950 đến năm 1954 có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ đó, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Một số vấn đề cơ bản về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng đề cập. Bên cạnh đó, còn có một số tác phẩm trích dẫn các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có đề cập công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954. Ngoài ra, còn có một số bài viết, hồi ký của các nhà quân sự, nhà nghiên cứu có đề cập đến công tác chính trị – tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954. Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn này, mà chỉ đề cập đến một nội dung nào đó của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đâen năm 1954 là một đòi hỏi khách quan, khoa học trong việc nghiên cứu lịch sử Đảng ta.
3. NGUỒN TƯ LIỆU
Khi tiếp cận đề tài này, chúng tôi gặp không ít khó khăn về nguồn tư liệu. Có một số tư liệu viết về giai đoạn lịch sử từ năm 1950 đến năm 1953 và rất nhiều nguồn tư liệu viết về chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng nguồn tư liệu đề cập trực tiếp đến công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954, nhìn chung, là hết sức tản mạn, vì vậy, chúng tôi trước hết phải tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và trước khi sử dụng phải đối chiếu, so sánh, giám định tư liệu để kiểm tra độ tin cậy của thông tin.
Cơ sở tư liệu mà chúng tôi sử dụng để giải quyết vấn đề này là:
- Nguồn tài liệu thành văn:
+ Các văn kiện của Đảng
+ Các tác phẩm của C. Mác, Ph. Enghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội…
+ Các sách, các luận văn, các bài hát, các bài viết đăng trên các báo, các tạp chí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài.
+ Hồi ký của các tướng lĩnh
+ Nguồn tài liệu ảnh, phim điện ảnh
+ Nguồn tài liệu vật thật
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử, từ việc sưu tầm các tư liệu thành văn còn lưu trữ tại các kho lưu trữ, các thư viện từ trung ương đến địa phương đến việc thăm các bảo tàng để nghiên cứu nguồn tư liệu ảnh, phim điện ảnh và tư liệu vật thật.
- Phương pháp phân tích, giám định
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu
5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân
Về phạm vi: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là từ năm 1950 đến tháng 7 – 1954
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn lần đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954.
- Luận văn sẽ làm sáng tỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị - tư tưởng trong lực lượng vũ trang nhân dân – yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần – một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Từ đó góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ, trân trọng và giữ gìn những truyền thống văn hoá mà cha ông ta đã để lại.
- Luận văn cũng nhằm khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam – là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Luận văn bước đầu nêu lên ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm về công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1950 đến năm 1954 nhằm vận dụng trong công tác chính trị - tư tưởng của Đảng đối với lực lượng vũ trang hiện nay.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Bố cục luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong phần nội dung được chia làm ba chương. Ngoài ra luận văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 6
1.1. VÀI NÉT VỀ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRƯỚC NĂM 1950 6
1.2. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ ĐẦU NHỮNG NĂM 1950 6
1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 7
1.3.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng 7
1.3.2. Công tác tuyên truyền cổ động 8
1.4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN GIỮA NĂM 1953 9
1.4.1. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong quân đội 9
1.4.2. Xác lập tư tưởng trường kỳ kháng chiến và quyết chiến, quyết thắng 10
1.4.3. Đấu tranh chống các khuyết điểm, tiêu cực về tư tưởng 11
CHƯƠNG 2 13
CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 13
2.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ 13
2.2. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 13
2.2.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng 13
2.2.2. Công tác tuyên truyền, cổ động 14
2.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 15
2.3.1. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ trong quân đội 15
2.3.2. Xác lập tư tưởng quyết chiến, quyết thắng 17
2.3.3. Đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực 18
2.3.4. Gắn cải cách ruộng đất với công tác chính trị – tư tưởng 18
CHƯƠNG 3 20
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 20
3.1. Ý NGHĨA LỊCH SỬ 20
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 20
3.2.1. Thường xuyên quan tâm đến công tác chính trị – tư tưởng trong các lực lượng vũ trang nhân dân 20
3.2.2. Luôn luôn bám sát thực tiễn, đánh giá đúng tình hình để đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp 20
3.2.3. Thông qua công tác chính trị – tư tưởng để củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các lực lượng vũ trang nhân dân 21
KẾT LUẬN 23
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 956
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1220
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16