Mã tài liệu: 302660
Số trang: 20
Định dạng: rar
Dung lượng file: 166 Kb
Chuyên mục: Lịch sử
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC:
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
• BỐI CẢNH 10 NĂM ĐẤU THẾ KỶ XXI 3
• Bối cảnh thế giới 3
• Bối cảnh khu vực 3
• Bối cảnh Việt Nam 4
• ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ
CHÍNH TRỊ - AN NINH VỚI ASEAN 5
• QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ - AN NINH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN
• Chủ trương và đóng góp của Việt Nam trong việc
xây dựng cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN đến 2015 6
• Ứng xử của Việt Nam về biển Đông trong giữ gìn an ninh
ở khu vực Đông Nam Á 7
• Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài
• Việt Nam và các cơ chế đối thoại trong ASEAN 9
• ARF và đóng góp của Việt Nam 9
• Việt Nam và đóng góp cho kênh 2 10
• Đóng góp của Việt Nam trong đối thoại giữa ASEAN và bên ngoài 10
• Nhân tố Mỹ, Trung Quốc trong việc triển khai
chính sách chính trị- an ninh Việt Nam- ASEAN 11
• Những điểm nổi bật trong về hợp tác chính trị- an ninh
với ASEAN trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2010 13
• ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ -
AN NINH VIỆT NAM – ASEAN TRONG 10 NĂM VỪA QUA 14
DANH MỤC THAM KHẢO 16
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 đến nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có 10 nước thành viên và trở thành một thể chế chính trị có tiếng nói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Đối với Việt Nam, việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phó Thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Trong 15 năm qua, Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời, và là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong ngôi nhà chung Đông Nam Á”(1).
Hiện nay, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là chính trị, kinh tế và văn hoá- xã hội(2). Tuy nhiên bài viết này chỉ tập trung vào phân tích nhân tố chính trị- an ninh trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN vì theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu về ASEAN ở khu vực và trên thế giới, thành tựu lớn nhất mà tổ chức ASEAN đạt được là ở lĩnh vực chính trị và an ninh. Xét thời điểm thành lập ASEAN và quá trình thành lập, vấn đề hợp tác về chính trị - an ninh là rất quan trọng ở khu vực.
Vào thời điểm ngay sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam còn tỏ ra khá bị động và chưa tham gia nhiều vào hoạt động của ASEAN do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các nước trong khu vực. Tuy nhiên, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN VI tổ chức tại Việt Nam năm 1998, chúng ta đã tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của khối và để lại nhiều dấu ấn đáng kể. Đến năm 2010, Việt Nam là chủ nhà của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XVI và XVII, lúc này Việt Nam đã trở thành thành viên quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất định trong khu vực. Vì vậy, trong 10 năm hội nhập và phát triển với khu vực trên lĩnh vực chính trị- an ninh, chúng ta cần một cái nhìn tổng quan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực biến đổi phức tạp không ngừng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích bối cảnh thế giới và khu vực 10 năm đầu thế kỷ 21 để thấy được cơ sở mà nước ta hoạch định chính sách với ASEAN trong lĩnh vực chính trị- an ninh, cũng như việc triển khai những chính sách đó vào thực tế. Ở phần cuối bài viết là những nhận định, đánh giá kết quả của quá trình triển khai chính sách đối ngoại của ta với ASEAN về chính trị- an ninh.
•
Từ lâu, trong công việc nội bộ của một quốc gia nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung, vấn đề chính trị luôn đi cùng an ninh. Có thể hiểu chính trị theo nghĩa giản đơn là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước và về quan hệ chính thức giữa các quốc gia với nhau; còn an ninh là trạng thái yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội. Vì vậy các quốc gia khi muốn phát triển một cách bền vững cần một thể chế chính trị ổn định, luôn cố gắng đảm bảo an ninh, khi đó các lực lượng lao động trong xã hội sẽ có khả năng phát huy tối đa những năng lực để xây dựng đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các yếu tố gây bất ổn ngày càng trở nên đa dạng, khó lường; việc hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở cùng mục tiêu về chính trị- an ninh trong khu vực và trên toàn thế giới trở thành một nhu cầu tất yếu. Việt Nam và ASEAN cũng nằm trong xu thế chung đó
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17