Mã tài liệu: 129270
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Lịch sử
Đại hội XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc (11-2002) đ• tổng kết được những thành tựu 25 năm cải cách và đề ra chiến lược, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong khoảng thời gian 20 năm tới đối với Trung Quốc là một “thời cơ chiến lược”, phải nắm lấy thời cơ “xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc” . Đồng thời đại hội cũng nhấn mạnh, để làm được điều đó trước hết phải giương cao ngọn cờ vĩ đại lý luận Đặng Tiểu Bình, kiên trì quán triệt tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, coi đó là sự “kết tinh của trí tuệ tập thể của toàn đảng” là “tư tưởng chỉ đạo mà đảng phải kiên trì lâu dài”. Tích cực xây dựng nền dân chủ, văn minh tinh thần XHCN và một nền văn hoá XHCN đặc sắc Trung Quốc. Có thể nói “đại hội XVI như phản ánh một sự “chín” về lý luận xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Toàn bộ văn kiện như bao chùm phương châm, đường lối và cả kế hoạch thực thi để Trung Quốc thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trên con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc”(1).
Những thành tựu to lớn nói trên không thể tách rời công cuộc cải cách phát triển sự nghiệp giáo dục Trung Quốc. Giáo dục đ• trở thành nền tảng bền vững cho sự nghiệp cải cách mở nền kinh tế đất nước. Nó trở thành chìa khoá để phát triển kinh tế đất nước, với chiến lược khoa giáo hưng quốc mà Đảng cộng sản Trung Quốc đ• đề ra.
1. Vai trò chiến lược của giáo dục.
Cuộc “đại cách mạng văn hoá” mười năm đ• khiến cho giáo dục Trung Quốc bị khủng hoảng nghiêm trọng. Đảng và nhà nước Trung Quốc thấy được những sai lầm của mình, bắt đầu đi vào sửa sai, nhận thức được vai trò vị trí của giáo dục: “kế hoạch lớn trăm năm, giáo dục là gốc”. Bên cạnh đó thấy được yêu cầu ngày càng bức thiết của công cuộc cải cách nền kinh tế đất nước, năm 1985 ĐCS Trung Quốc đ• ra nghị quyết cải cách thể chế giáo dục, vạch rõ phương hướng nội dung biện pháp đổi mới giáo dục theo đường lối cơ bản của đảng trong giai đoạn đầu của XHCN là: “giáo dục phải phục vụ xây dựng XHCN, xây dựng XHCN phải dựa vào giáo dục”, và phải “coi khoa học kỹ thuật là sức sản xuất thứ nhất và phải ưu tiên phát triển giáo dục”. Toàn đảng toàn dân ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, cần đặt ở vị trí hàng đầu trong việc cải cách kinh tế và xây dựng nền văn hoá tiên tiến XHCN đặc sắc Trung Quốc(1). Giáo dục là cơ sở phát triển khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài, có tác dụng mang tính chỉ đường, tính toàn cục trong sự nghiệp hiện đại hoá của Trung Quốc và quá trình xây dựng toàn diện x• hội khá giả(2).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 2605
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16